- Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa
2. nghĩa phương pháp luận Quan điểm phát triển
Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về sự phát triển chúng ta có thể xây dựng quan điểm phát triển để đẩy mạnh hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo thế giới một cách hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu:
+ Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan – toàn
diện:
Một là, phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa của đối
tượng nhận thức trong sự vận động và phát triển của chính nó. Nghĩa
là, xác định được: Đối tượng đã tồn tại như thế nào trong những điều
những điều kiện, hoàn cảnh ra sao; Đối tượng sẽ tồn tại như thế nào trên những nét cơ bản trong tương lai.
Hai là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng
nhận thức như sự thống nhất của các xu hướng, giai đoạn thay đổi của nó. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật vận động, phát triển (bản chất) của đối tượng nhận thức.
Quan điểm phát triển còn đòi hỏi phải xác định sự chuyển hóa giữa những cái đối lập nhau (mâu thuẫn) để tìm ra nguồn gốc, giữa lượng – chất để thấy được cách thức, và giữa cái cũ - cái mới để phát hiện ra xu hướng vận động, phát triển của đối tượng.
+ Trong hoạt động thực tiễn, khi cải tạo đối tượng chủ thể cần
phải:
Một là, chú trọng đến mọi điều kiện, tình hình, khả năng của đối
tượng để nhận định đúng mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.
Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp,
phương tiện, đối sách thích hợp để biến đổi những điều kiện, tình hình; để phát huy hay hạn chế những khả năng của đối tượng nhằm lèo lái đối tượng vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta.
Như vậy, quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm
siêu hình, đầu óc bảo thủ định kiến, cung cách suy nghĩ sơ cứng giáo điều; nó xa lạ với sự tuyệt đối hóa một giai đoạn nào đó trong quá trình
thức đối tượng, nó cũng xa lạ với đầu óc trọng cổ, chủ nghĩa lí lịch, chủ
nghĩa thực tại, chủ nghĩa vị lai…
Phương pháp luận duy vật biện chứng đòi hỏi phải kết hợp nguyên
tắc khách quan với quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển để xây
dựng quan điểm lịch sử – cụ thể - “linh hồn” phương pháp luận của triết học mácxít.
Câu 23 : Phân tích nội dung qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này?
1. Phạm trù Chất và Lượng
• Chất Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái,
những yếu tố cấu thành sự vật,… đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên, thuộc tính chỉ được được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Chất bộc lộ ra thông qua thuộc tính, nhưng chất và thuộc tính không phải có ý nghĩa như nhau. Chất là đặc điểm hoàn chỉnh của sự vật hay hiện tượng, còn thuộc tính chỉ đứng về một mặt nào đó mà vạch rõ sự vật hay hiện tượng. Do vậy, chỉ có những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chất phản ánh bản chất của sự vật và hiện tượng, nó liên hệ khắng khít với một hình thức ổn định nào đó của vận động hay của nhiều sự vận động. Khi thuộc tính căn bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất là sự tổng hợp của nhiều thuộc tính; đồng thời mỗi thuộc tính lại được coi là một chất khi được xem xét trong một quan hệ khác. Mỗi sự
vật vừa có một chất nhưng cũng có thể có rất nhiều chất, chất của sự vật hay hiện tượng lộ ra trong sự tác động lẫn nhau với sự vật hay hiện tượng khác. Chất không tồn tại độc lập, tách rời với bản thân sự vật hay hiện tượng. Ph.Ăngghen nói "…chất không tồn tại, mà chỉ có sự vật có chất mới tồn tại…". Chất vạch rõ giới hạn phân chia sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Chất là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện tượng. Trái với các hệ thống triết học duy tâm và siêu hình coi chất là một phạm trù chủ quan, phụ thuộc vào cảm giác của con người, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, chất cũng là hiện thực khách quan giống như bản thân vật chất đang vận động vậy. Chất của sự vật và hiện tượng còn được qui định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
• Lượng Lượng, cũng như chất, nó tồn tại khách quan và không
tách rời bản thân sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật chưa nói lên sự khác nhau giữa nó với sự vật khác; mà lượng biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, qui mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm… Tính qui định về lượng cũng phong phú như tính qui định về chất; mỗi thứ đều theo các mặt khác nhau mà phản ánh các hình thức đa dạng của vật chất đang vận động. Lượng của sự vật được biểu thị bằng con số (nhà cao 5 tầng); có trường hợp lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát (trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công nhân); có trường hợp lượng là nhân tố bên trong của sự vật (1 phân tử ôxy (O2) do 2 nguyên tử ôxy hợp thành); có trường hợp lượng là nhân tố bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Sự phân biệt chất và lượng của sự
vật và hiện tượng chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển hóa cho nhau khi thay đổi quan hệ, có những tính qui định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật, và ngược lại.