2.7.1 Tỷ trọng doanh số dư nợ ngắn hạn
Dư nợ là khoản tiền mà NH phải thu của khách hàng trong một thời gian nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của NH tại một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch hoàn toàn với doanh số thu nợ của NH. Dư nợ càng tăng cao cho thấy thị phần cho vay của NH ngày càng mở rộng. Tình hình dư nợ của NH trong thời qua như sau.
Bảng: Tỷ trọng doanh số dư nợ theo thời hạn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 122.797 93,32 152.896 94,02 186.345 94,71 30.099 24,51 33.44 9 21,88 Trung hạn 8.792 6,68 9.722 5,98 10.405 5,29 930 10,58 683 7,03 Tổng 131.589 100 162.618 100 196.750 100 31.029 23,58 34.13 2 20,99
Biểu đồ 2012 2013
Phần lớn hoạt động cho vay của NH là cho vay ngắn hạn, do Thanh Hóa là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghể có chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, nuôi cá…nên cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực. Còn dư nợ trung hạn cũng có chiều hướng tăng qua các năm nhưng không tăng mạnh như dư nợ ngắn hạn, điều này cho thấy mục tiêu của NH đã được thực hiện đúng như định hướng đã đặt ra. Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hàng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.
Năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 122.797 tỷ đồng, năm 2012 đạt 152.896 tỷ đồng, tăng 30.099 tỷ đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ tăng 24,51%. Đến năm 2013, mức dư nợ là 186.345 tỷ đồng, tăng 33.449 tỷ đồng, tốc độ tăng 21,88%. Trong 3 năm từ 2012- 2013 doanh số dư nợ tại NH tăng liên tục nguyên nhân là do cuối năm 2012 và 2013, một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó, NH đẩy mạnh công tác tiếp thị, giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho vay của NH ngày càng tăng.
Tình hình dư nợ trung hạn qua các năm như sau: năm 2010 là 8.792 tỷ đồng, năm 2012 mức dư nợ là 9.722 tỷ đồng, tăng 930 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng
10,58%. Dư nợ vào cuối năm 2012 là 10.405 tỷ đồng, tăng 683 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 7,03%. Nguyên nhân dư nợ trung hạn tăng chậm qua các năm là khi vay trung hạn, khách hàng phải trả vốn gốc hàng tháng, trong khi vay ngắn
hạn khách hàng chỉ cần trả vốn gốc một lần khi đáo hạn. Hơn nữa, trong năm 2013, chi nhánh không có phát sinh nhiều hồ sơ vay trung hạn chỉ giải quyết cho vay trung hạn đối với những thành viên cũ đã từng vay trung hạn có nhu cầu vay lại nên mới dẫn đến dư nợ trung hạn không tăng nhiều.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NH vẫn phát triển tốt và ngày càng phát triển với tổng dư nợ ngày càng tăng. Tình hình dư nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng, còn dư nợ trung hạn tuy có sự suy giảm nhưng nó đã bù vào sự gia tăng của dư nợ ngắn hạn. Nói chung ta thấy NH rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng, thực hiện tốt công tác tiếp thị nên đã thu hút được nhiều dự án, nhiều khách hàng mới, nhờ đó đã làm cho tổng dư nợ tăng lên. Vì thế, tổng dư nợ của NH luôn được củng cố và phát triển qua các năm, và nó đã thể hiện được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của NH.