Môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện chiến lược thị trường phần mềm cho công ty S3I (Trang 35 - 37)

Công nghệ thông tin được nhìn nhận là một sản phẩm tiên tiến cảu khoa học công nghệ hiện đại, có tác dụng tích cực, phục vụ cuộc sống nói chung và phục vụ kinh doanh nói riêng. Nhờ có công nghệ thông tin và sự hỗ trợ của các phần mềm tương thích, việc kinh doanh và quản lý trở nên dễ dàng và khoa học hơn trước rất nhiều.

Trong những năm gần đây, sự giao thoa và hội nhập văn hóa giữa các quốc gia diẽn ra mạnh mẽ và sôi động hơn bao giờ hết. Việc toàn cầu hóa này tất yếu ảnh hưởng đến không chỉ tâm lý mà còn ảnh hưởng đến hành vi mua của mọi đối tượng khách hàng, từ người tiêu dùng đơn lẻ đến các khách hàng là những tổ chức… và sự giao thoa văn hóa này vô tình trở thành một trở ngại cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam phát triển. Nguyên nhân là do tâm lý tiêu dùng của khách hàng, muốn mua và dùng các phần mềm của các công ty, tập đoàn lớn có tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hơn là các công ty chưa có tên tuổi ở trong nước. Tâm lý tiêu dùng này xuất phát từ tâm lý e ngại, hay còn gọi là né tránh rủi ro, mà những rủi ro do lỗi phần mềm gây ra luôn mang lại những thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Đây là nguyên nhân và cũng là trở ngại lớn, buộc các doanh

nghiệp phần mềm Việt Nam phải vượt qua nếu muốn phát triển được ngay tại thị trường trong nước.

Việc toàn cầu hóa của công nghệ thông tin sẽ có một tác động quan trọng tới khả năng tạo ra sản phâm của các hãng phần mềm. Một loạt các động lực công nghệ và thị trường, cùng với sự bãi bỏ quy định của Chính phủ sẽ tạo ra thị trường toàn cầu mới, đặc biệt là đối với ngành phần mềm.

Sự tăng trưởng có tính bùng bổ của Internet và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), khi khả năng dễ dàng tiếp cận và với giá rẻ tới các kênh tiếp thị bán và phân phối sẽ cho phép tất cả các nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận với thị trường rộng lớn. Mặt khác, những doanh nghiệp chủ đạo lớn sẽ có khả năng tạo ra nền kinh tế có quy mô toàn cầu và nhãn hiệu toan cầu, do đó có nhiều ưu thế hơn về phạm vi và chiều sâu.

ở đây có sụ phát triển song song đáng quan tâm với các làn sóng đổi mới công nghệ khác. Một đặc trưng then chốt của các công nghệ này là chúng có khuynh hướng tăng mật độ của mạng lưới xã hội đối với đổi mới. Theo lý thuyết, sự gia tăng này có thể tăng tốc độ đổi mới và phát triển ra khắp toàn cầu.

Những xu hướng như vậy chỉ làm tăng thêm nhu cầu nhanh chóng đưa ra những đổi mới công nghệ để có được ưu thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Điều nay tăng thêm áp lực cho các nhà sản xuất phần mềm, khiến họ phải giảm bớt thời gian phát triển sản phẩm và giảm chi phí phát triển, bởi lẽ chắc chắn vòng đời sản phẩm sẽ bị rút ngắn lại. Kết quả, việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới sẽ dẫn đến nhu cầu hình thành những quan hệ đối tác chiến lược ở tất cả các giai đoạn, từ phát triển công nghệ đến sản phẩm và thị trường.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG PHẦMMỀM CỦA CÔNG TY S3I

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện chiến lược thị trường phần mềm cho công ty S3I (Trang 35 - 37)