Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần z e n (Trang 39 - 44)

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng, theo quy định của nhà nước cùng với sự phát triển sản xuất, quy mô trang thiết bị tài sản cố định cho các xí nghiệp, ngày càng được tăng cường. Thực tế đã tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào tình hình quản lý và sử dung tàu sản

Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD

a.Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào làm bao nhiêu sản phẩm ( tình bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị).

Hhs =

bq

V Q

(2-2) Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm làm trong kỳ.

Vbq: Gía trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đ ). b. Hệ số huy động tài sản cố đinh.

Là chỉ tiêu nghịch đảo của Hhs: H= hs H 1 = Q Vbq (2-3)

Ý nghĩa của Hhd cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu (cú thể theo hiện vật và giá trị). Hhd càng nhỏ càng tốt.

c. Nguyên giá TSCĐ được tính theo công thức: Giá trị bình quân

TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

(2-4) 2

Thay vào công thức (2-4) ta có : Năm 2012 Vbq2012= 177.844.341.509+178.820.863.832 2 Năm 2013 Vbq2013 = 178.820.863.832 + 559.321.663.832 2

Bảng 2.12: Đánh giá chung hiệu suất sử dụng Tài sản cố định TT Chỉ Tiêu ĐVT 2012 2013 So sánh ± % 1 Khối lượng sản phẩm làm ra Viên 81.483.693 84.805.887 3.322.194 104,08 2 Giá trị tổng sản lượng Đồng 65.603.752.000 70.248.743.570 4.644.991.570 107,08 3 Giá trị bình quân NG TSCĐ Đồng 178.322.602.67 1 369.071.263.83 2 190.748.661.16 1 206,97 4 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Theo hiệu vật Viên/đồng 0,0005 0,0002 -0,0003 40,00

- Theo giá trị đồng/đồn

g 0,3679 0,1903 -0,1776 51,73

5 Hệ số huy động TSCĐ

- Theo hiện vật đồng/viên 2.188,57 4.351,95 2.163,38 198,85

- Theo giá trị đồng/đồn

g 2,72 5,25 2,53 193,01

Từ bảng số liệu cho thấy, năm 2013 giá trị bình quân nguyên giá tài sản cố định tăng lên đến 206,96%. Trong khi đó khối lượng sản phẩm sản xuất và doanh thu tăng nhẹ điều này dẫn tới hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm mạnh. So với năm 2012 thì hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2013 chỉ đạt 40,0% theo chỉ tiêu hiện vật và 51,73% nếu tính theo chỉ tiêu giá trị. Vì hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm làm cho hệ số huy động TSCĐ của tăng, so với năm 2012 thì hệ số huy động TSCĐ năm 2013 tăng 198,85% tình theo chỉ tiêu hiện vật và 193,01% nếu tính theo chỉ tiêu giá trị.

Qua bảng 2.12 ta thấy tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2013 có phần kém hơn so với năm 2012 cụ thể là:

− Một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ trong năm 2013 sản xuất ra được 0,0002 sản phẩm tương ứng giảm 60% so với năm 2012. Theo chỉ tiêu giá trị thì 1 đồng nguyên giá bình quân trong năm 2013 sản xuất ra được 0,1903 đồng giá trị tổng sản lượng giảm 48,28% so với năm 2012.

− Để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong năm 2013 cần 4.351,95 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tức là tăng 98,85% so với năm 2012. Tương ứng để

Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD

sản xuất ra 1 đồng giá trị tổng sản lượng trong năm 2013 cần 5,25 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 93,01% so với năm 2012.

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định: là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Bảng 2.13: Phân tích kết cấu TSCĐ

ĐVT: 1000đồng

TT Loại TSCĐ Số đầu năm Số cuối năm So sánh

Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) ± % 1 Máy móc thiết bị 13.907.583.121 7,78 15.140.465.352 2,71 1.232.882.231 108,86 2 Phương tiện vận tải 63.759.785.124 35,66 62.730.005.777 11,22 -1.029.779.347 98,38 3 Dụng cụ quản lý 7.952.673.537 4,45 7.386.108.611 1,32 -566.564.926 92,88 4 Nhà cửa vật kiến trúc 93.200.822.050 52,12 93.564.284.092 4,84 363.462.042 100,39 5 TSCĐ vô hình - 0 380.500.800.000 68,03 380.500.800.000 Tổng 178.820.863.832 100 559.321.663.832 100 380.500.800.00 0 312,78

Qua bảng phân tích kết cấu tài sản cố đinh ta nhận thấy trong năm 2013 nhóm máy móc thiết bị có tỉ trọng là 2,71% so với tổng tài sản cố định, giảm so với năm 2012 mặc dù nguyên giá của máy móc thiết bị tăng 8,86%. Nhóm phương tiện vận tải chiếm 11,22% trong cơ cấu tài sản cố định. Tiếp đến là dụng cụ quản lí chiếm 1,32% và nhà cửa vật kiến trúc là 4,84%. Đặc biệt trong năm 2013 nhóm tài sản cố định vô hình có mức tăng rất mạnh 380.500.800.000 đồng chiếm 68,03% tổng tài sản. Chính nhóm tài sản cố định vô hình tăng mạnh dẫn tới việc các nhóm tài sản khác giảm tỉ trọng mặc dù nguyên giá vẫn tăng. Nguyên nhân của việc tăng tài sản cố định vô hình là trong năm 2013 Công ty mua quyền sử dụng một lô đất. Đối với các công ty sản xuất sản phẩm thì thông thường kết cấu của máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải thưởng chiếm tỷ trọng rất lớn, ta thấy tỷ

trọng của các loại tài sản cố định của công ty trong năm 2013 có thay đổi một chút so với năm 2012 nhưng nói chung là hợp lý.

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Ta thấy tài sản cố định luôn biến đổi hàng năm

Số tài sản cố định tăng là số tài sản cố định được bổ xung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh.

Số tài sản cố định giảm là số tài sản cố dịnh đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác.

Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần xác định các chỉ tiêu Hệ số tăng TSCĐ = Giá TSCĐ tăng trong kỳ

Giá trị TSCĐBQ

Hệ số giảm TSCĐ = Giá TSCĐ giảm trong kỳ (2-6)

Giá trị TSCĐBQ Gía trị TSCĐBQ dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ

TSCĐBQ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ+Giá trị TSCĐ cuối kỳ 2 Áp dụng công thức trên ta có TSCĐBQ = 178.820.863.832+559.321.663.832 2 Hệ số tăng TSCĐ = 401.039.232.900 369.071.263.832 Hệ số giảm TSCĐ = 20.538.432.864 369.071.263.832

Từ những tính toán trên ta thấy hệ số tăng tài sản cố định là 1,09 và hệ số giảm tài sản cố định là 0,056 chứng tỏ trong năm 2013 Công ty đã có những sự bổ sung tài sản cố định mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thanh lí những tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng để đảm bảo những trang thiết bị được sử dụng trong Công ty luôn trong tình trạng tốt và sẵn sang được đưa vào hoạt động. Hệ số tăng tài sản cố định lớn hơn hệ số giảm chứng tỏ tài sản cố định của Công ty vẫn còn rất mới nên chưa phải thanh lí.

Trường Đại học Mỏ- Địa chất Đồ án Phân tích kinh tế hoạt động SXKD

Trong quá trình sản xuất tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì quá trình hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Vì vậy phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là rất quan trọng nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của công ty.

Từ bảng số liệu dưới đây chúng ta thấy Hkh năm 2013 giảm so với năm 2012. Cụ thể giảm từ 0,13 xuống còn 0,06, nguyên nhân là do nguyên giá của tài sản cố định vô hình trong năm 2013 tăng mạnh. Thực ra những tài sản cố định hữu hình khác đều có hệ số hao mòn tăng so với năm 2013. Trong đó nhóm máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn nhất là 0,32. Hệ số hao mòn nhỏ nhất là nhà của vật kiến trúc với Hkh là 0,15. Hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty như vậy là rất thấp chứng tỏ những trang thiết bị của Công ty đều là những thiết bị mới.

Bảng2.14: Phân tích hệ số hao mòn TSCĐ

Một phần của tài liệu Đồ án phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần z e n (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w