Định hướng về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng (Trang 33 - 35)

Nam trong thời gian tới.

Trong suốt 15 năm tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, quá trình cổ phần hóa còn tồn tại những hạn chế sau:

- Việc cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp có quy mô lớn, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hang thực hiện còn chậm.

- Các doanh nghiệp nhà nước đã CPH chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Thời kỳ đầu do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài nên số vốn huy động ngoài xã hội vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH.

- Thời gian thực hiện CPH một doanh nghiệp còn dài làm tiến độ cổ phần hóa chậm.

- Vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cố phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thong. Việc thu hút vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ; mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế này rõ nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cố phần chi phối, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều tư doanh nghiệp nhà nước trước đó chuyển sang.

- Trong một số công ty cổ phần, người lao động - cổ đông do nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, phần do sự hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy, ngược lại có nơi lạm quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý công ty cổ phần như:

chính sách tiền lương, tiền thưởng … vẫn còn áp dụng như doanh nghiệp nhà nước.

- Một số công ty cổ phần kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt thấp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực điều kiện phát triển khó khăn, công nghệ lạc hậu, lại không được xử lý dứt điểm những tồn tại về tài chính khi còn là doanh nghiệp nhà nước.

Để thúc đẩy hiệu quả của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới cần tập trung vào:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và người lao động ở các ngành, các cấp, các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động và phát triển. Cần thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các công ty cổ phần nâng cao hiệu qủa sản xuất, kinh doanh. Tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là trong việc giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, trong đáp ứng nhu cầu về vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w