Cách điện của stato đơn giản: dây dẫn mỏng bằng đồng bện kết thành thanh dẫn; dùng màng mica quấn lên thanh dẫn và ép nóng thành ống mica. Bên ngoài ống có bọc 1 lớp kim loại mỏng hoặc giấy để bảo vệ ống mica khỏi bị xây xát. Thanh dẫn sau khi được bọc cách điện thì được luồn vào rãnh nửa kín. Các đầu dây được bọc cách điện bằng vải tẩm nhựa.
Cách điện Rôto: dây dẫn đặt trong rãnh được cách điện với nhau bằng phiến nhỏ mica hoặc giấy mica. Cách điện rãnh bằng ống mica hở ở phía trên. Phía ngoài mica còn có 1 tấm thép mỏng uốn theo thành rãnh, phía trên hở miệng. Tấm thép này để bảo vệ ống mica chống không khí được thổi vào. Có thể thay lớp này bằng mica dễ uốn.
7.6. CÁCH ĐIỆN CỦA CÁP CAO ÁP
Cáp là dây dẫn mềm được cách điện và bọc vỏ kim loại để ngăn chặn các tác dụng bên ngoài đối với cách điện. Thường dùng dây xoẵn bằng đồng hoặc nhôm để có độ chịu uốn và độ bền cơ cần thiết. vật liệu cách điện dùng trong cáp phải có phẩm chất tốt (chủ yếu là cường độ cách điện) để gảim kích thước của cáp đồng thời phải có đủ độ bền cơ trong phạm vi biến thiên tương đối rộng của nhiệt độ.
Bài giảng Vật liệu điện 65 Theo kết cấu cáp được phân thành các loại sau:
- Cáp tẩm dầu: vật liệu cách điện chủ yếu là giấy cáp được tẩm dầu. Dầu tẩm là dầu mỏ, dầu thông pha nhựa đường để tăng độ nhớt và ngăn chặn quá trình ôxy hoá trong dầu.
- Cáp đổ dầu: vật liệu cách điện ngoài giấy cáp còn có dầu lỏng có thể lưu thông dọc theo đường cáp.
- Cáp chứa khí nén: lõi cáp các pha sau khi được quấn cách điện (giấy cáp) và bọc bằng vỏ chì sẽ đặt trong ống thép chứa khí nén.
Loại cáp tẩm dầu có ưu điểm hơn cáp đổ dầu là ở các đầu nối cáp, chất tẩm không bị rỉ ra ngoài do đó không tạo nên các khoảng trống lớn bên trong. Nhưng nhược điểm là khi phụ tải thay đổi đột ngột sẽ hình thành các bọt khí ảnh hưởng xấu đến cách điện.
Nguyên nhân hình thành bọt khí là do hệ số giãn nở của cách điện rất lớn so với vỏ chì, khi phụ tải tăng cáp bị nóng và vỏ chì bị cách điện căng phồng ra, khi phụ tải giảm cáp nguội lạnh, vỏ co lại ít hơn so với cách điện... do đó hình thành các lỗ trống chứa đầy khí thoát ra từ chất cách điện. Các bọt khí này ban đầu ở gần vỏ chì là nơi trường yếu nhưng do khuếch tán chúng cũng sẽ xuất hiện ở gần lõi là khu vực có điện trường lớn. Do nhược điểm này nên cáp tẩm dầu chỉ dùng ở điện áp xoay chiều 35KV ở điện áp cao hơn phải dùng cáp đổ dầu để dùng dầu lấp kín các bọt khí
7.6.1. Cáp tẩm dầu
* Xét cáp tẩm dầu 3 lõi điện áp 6 KV: lõi có dạng cánh quạt để giảm đường kính ngoài của cáp. Cách điện pha là băng giấy cáp (rộng 10 - 30mm dày 20 - 120 micron) quấn quanh dây dẫn sao cho khoảng cách giữa các mép giấy khoảng 1,5 - 3,5 mm để khi uốn cáp băng giấy không bị hư hỏng. Như vậy khe dầu giữa các mép băng là điểm cách điện yếu nên khi quấn cần chú ý không để cho khe dầu cuả các lớp giấy trùng lên nhau.
Khi quấn xong, cách điện pha được sấy trong chân không ở nhiệt độ 120 - 1350C để khử ẩm và được tẩm dầu cũng trong chân không. Khi giấy đã được tẩm thì cách điện được cải thiện nhiều.
Tuy nhiên cường độ cách điện của loại này giảm rất nhanh theo thời gian tác dụng của điện áp mà nguyên nhân chủ yếu là do sự hình thành các bọt khí. (Quá trình ion hoá các bọt khí ở gần lõi có thể xảy ra ngay cả khi điện áp không lớn lắm so với điện áp làm việc).
Cáp tẩm dầu 6 kV: 1: lõi; 2: cách điệnpha;