d. Sự đánh thủng nhiệt
VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
Vật liệu cách điện có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kỹ thuật điện. Chúng được dùng để ngăn cách giữa phần mang điện và phần không mạng điện hoặc giữa những phần mang điện với nhau.Nếu không có vật liệu cách điện thì sẽ không thể chế tạo được bất kỳ một loại thiết bị nào, cho dù là đơn giản nhất.
* Phân loại:
- Phân theo trạng thái: Khí, lỏng, rắn. Ngoài ra còn có vật liệu hoá rắn.
- Phân theo bản chất hoá học: Vật liệu cách điện vô cơ và hữu cơ.
+ Cách điện hữu cơ có tính cơ học đáng quý là tính dẻo, đàn hồi tuy nhiên chúng có độ bền nhiệt thấp.
+ Cách điện vô cơ thường giòn, không có tính dẻo và đàn hồi. Chế tạo phức tạp nhưng có độ bền nhiệt cao.
+ Ngoài ra còn có những vật liệu có tính trung gian giữa vô cơ và hữu cơ: đó là những vật liệu hữu cơ nhưng trong phân tử của chúng có chứa cả những nguyên tố đặc trưng cho vật liệu vô cơ: Si, Al, P...
- Phân theo khả năng chịu nhiệt: vật liệu được phân thành các cấp Y, A, E, B,
F, H, C. Việc phân cấp theo nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
6.2. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ
Trước tiên ta cần phải nhắc đến không khí. Nó thường tham gia vào các thiết bị điện và giữ vai trò như vật liệu cách điện hỗ trợ thêm cho các vật liệu cách điện rắn hoặc lỏng. Hay là tạo nên 1 lớp cách điện duy nhất giữa các dây dẫn trần của đường dây tải điện trên không.
1) Hiđro: H2 là 1 chất khí nhẹ. Dùng làm mát thay không khí trong các máy điện sẽ giảm được tổn thất công suất do ma sát của rôto với chất khí và do quạt gió điện sẽ giảm được tổn thất công suất do ma sát của rôto với chất khí và do quạt gió gây ra. Do không có tác dụng ôxy hoá (vì không có ôxy) nên dùng H2 làm chậm sự hoá già chất cách điện hữu cơ trong dây quấn máy điện và loại trừ khả năng hoả hoạn trong trường hợp bị ngắn mạch bên trong máy điện.
2) Nitơ: N2 đôi khi được dùng thay cho không khí để lấp đầy tụ điện khí vì có đặc tính điện gần giống không khí. có đặc tính điện gần giống không khí.