- Massage quanh đĩa van dẫn lưu
4.1.2. Hình thái và giai đoạn bệnh
Hình thái glôcôm nguyên phát đã PT thất bai chiếm tỷ lệ gần ½ số mắt có biểu hiện của giai đoạn tăng NA thoáng qua sau PT đặt van. Năm 1995, Barbara A. Smythe tiến hành nghiên cứu trên thủy dịch người và nhận thấy thủy dịch người bình thường có các yếu tố ức chế phát triển các nguyên bào xơ. Tác giả cũng nhận thấy các yếu tố ức chế này hoạt động yếu trên mắt glôcôm và hoàn toàn không hoạt động trên mắt vừa PT. Ngoài ra, sau các PT nội nhãn, thủy dịch xuất hiện thêm các chất Elastin, Fibronectin và các yếu tố tăng trưởng có khả năng hoạt hóa các nguyên bào xơ. Khả năng này đặc biệt cao trên những BN glôcôm đã PT. Hơn nữa, khả năng này còn có thể kéo dài sau PT. Đây chính là trở ngại lớn cho PT lần sau
Phẫu thuật đặt van dẫn lưu tuy có khả năng giúp hạ NA tốt nhưng do còn những nhược điểm như CS hậu phẫu lâu dài, có thể có biến chứng nặng và giá thành cao nên thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp điều trị glôcôm phức tạp và sử dụng khi các phương pháp hạ NA khác như thuốc, laser và PT cắt bè không còn hiệu qủa. BN khi được chỉ định đặt van dẫn lưu thường đã ở giai đoạn rất muộn và TL còn rất thấp. Như vậy, sau PT đặt van dẫn lưu, bất cứ biểu hiện tăng NA nào đều có nguy cơ gây mất chút chức năng thị giác còn lại của BN và đẩy BN vào giai đoạn cuối cùng của bệnh. Chính vì vậy, việc CS sẹo bọng sau PT đặt van có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho chức năng thị giác được duy trì và ổn định.