Kiến nghị giải pháp thực hiện thu phí

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở lý luận đề xuất mức phí sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân - ứng dụng cho hà nội (Trang 53 - 57)

Việc thu phí có thể tiến hành bằng phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc tự động. Hiện nay trên thế giới có 7 phương pháp phổ biến để thu phí giao thông đó là:

- Một là sử dụng “vé giấy”: 2 dừng (1 dừng để mua vé và một dừng để kiểm soát), hiện đang áp dụng phổ biến ở nước ta để thu phí cầu đường.

- Hai là sử dụng thẻ tín dụng hoặc tiền mặt (đồng xu): Công nghệ này được sử dụng phổ biến ở châu Âu, Mỹ, ít được sử dụng ở châu á.

- Ba là sử dụng thẻ RADIO - không dừng, sử dụng ở các tần số khác nhau như ở châu Âu, châu á. Giá thành của thẻ tuỳ thuộc vào loại tần số sử dụng, dao động từ 10 USSD đến 20 USSD/thẻ. - Bốn là sử dụng cổng hồng ngoại (OBU): không dừng. Vừa qua có thí điểm trên 2 làn (1làn đi và 1 làn về) tại trạm thu phí xa lộ Hà Nội (12 làn khác vẫn sử dụng vé mã vạch để kiểm soát). Giá thành cao từ 50 USD đến 60 USD/thẻ. Việc kiểm soát bị ảnh hưởng bởi bụi, mưa, sương mù và ánh sáng mặt trời, nên công nghệ này ít được sử dụng.

- Năm là sử dụng vé từ: 2 dừng (1 dừng ở đầu đoạn đường vào để nhận thẻ, 1 dừng ở điểm ra để xác định độ dài của đường đã sử dụng và nộp phí). Thường sử dụng đối với tuyến đường dài, thu phí theo việc sử dụng từng phần đường trên cả đoạn (kiểm soát đầu vào và đầu ra cho phù hợp với từng đoạn). Thường áp dụng đối với đoạn đường bộ dài có mức thu phí lớn. Công nghệ này không phù hợp với Việt Nam (mức thu thấp, đoạn đường thu phí ngắn).

- Sáu là sử dụng mã vạch: 1 dừng. In luôn trên vé thu phí. Chi phí thấp. Kiểm soát được theo các loại vé, thời gian sử dụng.

- Cuối cùng là sử dụng thẻ thanh toán điện tử (SMART CARD): dùng tần số thấp (từ 150 KHz đến 13 MHz) nên chỉ kiểm soát được trong phạm vi hoạt động từ vài cm đến tối đa là 50cm. ít được sử dụng để thu phí đường bộ, mà thường sử dụng cho xe bus, xe điện ngầm.

Các phương pháp nêu trên là các phương pháp để tiến hành thu phí giao thông cầu, đường bộ đối với loại phí sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong khu vực trung tâm thì có những biện pháp phù hợp, có những biện pháp không phù hợp.

Hiện nay các nước trên thế giới có nhiều phương pháp thu phí loại phí này. Ở Singapore thu phí điện tử, ở Anh thu phí bằng quay video…

Xét điều kiện thực tế và tính chất của loại phí thì có 2 phương pháp được đề cập nhiều nhất đó là: a) Hệ thống thu phí điện tử ERP

Qua quá trình học hỏi, trao đổi công nghệ với Singapo cộng với xét tình hình thực tế thì áp dụng hệ thống thu phí điện tử (ERP) ở Hà Nội là phù hợp hơn cả. Việc thu phí tự động bằng hệ thống ERP có rất nhiều ưu diểm so với cách làm thủ công đó là giảm chi phí nhân công, dễ kiểm soát, không ảnh hưởng đến tốc độ phương tiện nhưng đòi hỏi đầu tư lớn.

Hệ thống này bao gồm 3 phần là: các cổng ERP kiểm soát lưu thông đặt trên các tuyến đường hay xảy ra ùn tắc; thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền; hệ thống máy tính trung tâm để kiểm soát.

Với hệ thống thu phí này, chủ phương tiện chỉ cần đến ngân hàng phát hành thẻ nạp tiền vào thẻ, khi phương tiện chạy qua vị trí đặt cổng ERP thì thiết bị thu phí gắn trên phương tiện sẽ tự động trừ tiền trong thẻ.

Nếu thẻ không đủ tiền hay phương tiện không gắn thiết bị thu phí chạy qua cổng ERP sẽ bị camera đặt tại đây thu hình ảnh, quét biển số xe chuyển về trung tâm kiểm soát. Sau đó, hệ thống định vị sẽ cho biết những chiếc xe đó đang ở đâu. Năm phút sau cảnh sát giao thông sẽ có mặt để xử lý.

Ngoài ra, người ta có thể lập trình hệ thống hoạt động trong những quãng thời gian nhất định. Do đây là hình thức mới mang tính chất thí điểm nên giai đoạn đầu chỉ tạm thu phí trong khoảng thời gian cao điểm trong ngày.

Việc bố trí các điểm đặt hệ thống ERP cần được nghiên cứu kỹ, nhằm giải quyết tốt nhất tình trạng ùn tắc trong nội đô và đảm bảo tính công bằng trong chi trả.

Ưu điểm: Ít tốn nhân công, dễ kiểm soát, đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết tắc nghẽn khu

vực.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn, quản lý bằng công nghệ hiện đại.

b)Hệ thống thu phí bằng tem nội đô

Việc thu phí bằng tem nội đô được tiến hành bằng cách các phương tiện cơ giới mà ở đây là ô tô con khi lưu thông trong khu vực nội đô phải mua một loại tem phiếu. Loại tem này có thể là loại tem theo ngày, theo tháng, theo năm. Tùy theo nhu cầu mà người sử dụng phương tiện mua loại tem thích hợp.

Khi lưu thông trong nội đô chủ phương tiện phải dán tem này lên trên kính trước. Việc theo dõi thực hiện có thể do cảnh sát và thanh tra giao thông hoặc một tổ chuyên môn của ngành giao thông.

Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm: Tốn nhân công, khó quản lý và không giải quyết được ùn tắc trong một khu vực

KẾT LUẬN

Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ cuối cùng mà một sinh viên phải làm để tốt nghiệp. Đó là nhiệm vụ cuối nhưng cũng là nhiệm vụ khó khăn nặng nề nhất đòi hỏi mỗi sinh viên phải cố gắng hết mình. Cũng giống như mọi người bản thân em cũng đã có sự cố gắng trong việc hoàn thành đồ án. Dù chưa biết kết quả như thế nào nhưng qua quá trình làm đồ án em cũng đã thấy rằng mình trưởng thành hơn sau khi làm xong một nhiệm vụ lớn, được rèn luyện thêm các kỹ năng trình bày, tìm hiểu, sáng tạo.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này mà em có thêm hiểu biết về tình hình giao thông đô thị nói chung và hiện trạng giao thông Hà Nội nói riêng và quan trọng hơn cả là em có thêm hiểu biết về một biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân đó là thu phí sử dụng phương tiện cơ giới, đó là những hiểu biết rất thực tế và rất cần cho công việc sau này nếu như làm trong nghành giao thông đô thị.

Cũng thông qua đây cho em gửi lời cám ơn chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị Bình đã nhiệt tình hướng dẫn em để có thể hoàn thành được đồ án này.

KIẾN NGHỊ

Do tính chất rất mới của đề tài nên trong quá trình nghiên cứu không khỏi có những khó khăn nhất định, đặc biệt là việc thiếu tài liệu nghiên cứu, so sánh.

Việc thu phí sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân mà đặc biệt là ô tô con để hạn chế ùn tắc là hoàn toàn đúng đắn, tuy vậy việc đề ra mức phí, phương pháp thu, thái đọ ngườ dân cũng cần được xem xét thật kỹ khi đưa vào thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Kinh tế giao thông đô thị. Th. An Minh Ngọc 2. Nghiên cứu của HaiDep về giao thông Hà Nội

3. Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2020- HAIDEP 4. Tiêu chuẩn thiết kế đường 4054-2005

5. Bộ xây dựng (2007), Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam 104:2007 “Đường đô thị - Yêu cầu

thiết kế”.

6. Đề tài nghiên cứư khoa học cấp NN KC10-02

7. Quy hoạch phát triển VTHKCC TP. Hà Nội đến năm 2010-2020 8. Báo cáo cuối kì của transerco- Tổng công ty vận tải Hà Nội 9. Dự báo nhu cầu giao thông đô thị ( trung tâm nghiên cứu tesdi)

10. Báo cáo cuối năm của phòng kinh tế sở giao thông vận tải Hà Nội,2009 11. Báo chí và internet

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở lý luận đề xuất mức phí sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân - ứng dụng cho hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w