Hạch toán kế toán dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong DNBH phi nhân thọ.

Một phần của tài liệu Hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (Trang 31 - 33)

ứng với phần trách nhiệm của DNBH", bao gồm: Dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng; dự phòng trả tiền bảo hiểm, dự phòng chia lãi và dự phòng đảm bảo cân đối.

Doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo hướng dẫn tại Thông tư 156/2007/thị trường - BTC (20/12/2007). Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích lập khác phải đảm bảo kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.

8.3.1. Hạch toán kế toán dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trong DNBH phi nhân thọ. thọ.

Kế toán dự phòng nghiệp vụ trong các DNBH phi nhân thọ sử dụng Tài khoản 335 - Dự phòng nghiệp vụ. Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng các khoản dự phòng nghiệp vụ và các khoản chi phí phải trả.

Tài khoản 335 bao gồm 2 tài khoản cấp 2: TK 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và TK 3352 - Chi phí phải trả.

TK 3351 - Chi phí nghiệp vụ bảo hiểm dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng dự phòng nghiệp vụ theo quy định của chế độ tài chính.

Kết cấu TK 3351 - Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm như sau:

TK 335- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

- Ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tính trước

- Số dự phòng dao động lớn đã sử dụng trong kỳ

- Số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và ghi vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm

Số dư cuối kỳ: Số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm hiện có

- TK 33511 - Dự phòng phí

- TK 33513 - Dự phòng bồi thường - TK 33514 - Chi phí dao động lớn

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập của năm trước và tình hình hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm nay để xác định số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của từng nghiệp vụ,... cần lập cho năm sau theo quy định của chế độ tài chính.

+ Trường hợp số dự phòng nghiệp vụ cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng nghiệp vụ đã lập của năm trước, số chênh lệch lớn hơn được ghi giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (33511, 33513)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp KDBH (62418, 62434)

+ Trường hợp số dự phòng nghiệp vụ cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng nghiệp vụ đã lập của năm trước đó, phải lập thêm số dự phòng còn thiếu, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp KDBH (62418, 62434) Có TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (33511, 33513)

- Đối với dự phòng dao động lớn, theo cơ chế tài chính, hàng năm khi được trích lập, ghi:

Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp KDBH (62418, 62434) Có TK 335 (3351, chi tiết TK 33514)

- Căn cứ vào chế độ tài chính, số chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn, cuối kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (33514)

Có TK 624 - Chi phí trực tiếp KDBH (62418, 62434)

- Các DNBH mới năm đầu hoạt động, cuối mỗi năm căn cứ vào số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trích lập theo chế độ quy định, ghi:

Có TK 335 - Dự phòng nghiệp vụ (33511, 33513, 33514) Cuối năm sau, tuỳ thuộc vào nhu cầu trích lập dự phòng nghiệp vụ để ghi các bút toán cho từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w