Về phía Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động (Trang 28 - 31)

Điều kiện vệ sinh lao động là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự phát triển chung của doanh nghiệp, thời gian qua, công tác cải thiện ĐKVSLĐ đã được sự quan tâm và chú ý của doanh nghiệp. Một số biện pháp cụ thể:

• Cán bộ công đoàn, cán bộ làm công tác Bảo hộ lao động chuyên trách và bán chuyên trách phải được yêu cầu tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện về an toàn lao động, mọi học viên tham gia đều phải có bài thu hoạch, có đánh giá kết quả. Sau đó về truyền đạt, hướng dẫn người lao động áp dụng.

• Trang cấp, trang bị thiết bị Bảo hộ lao động được thực hiện đầy đủ, đúng quy định theo từng vị trí làm việc của người lao động.

• Huấn luyện, học tập kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động cho người lao động

• Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

• Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện người lao động về các quy định, tiêu chuẩn, biện pháp bảo hộ lao động

• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện ĐKVSLĐ trong doanh nghiệp:

Cải thiện hệ thống chiếu sáng

Các hệ thống chiếu sáng nhân tạo phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu về độ rọi và chất lượng chiếu sáng thoe tiêu chuẩn Việt Nam, sử dụng nguồn sáng có độ phát quang cao, nhiệt độ màu và chỉ số thể hiện màu phù hợp với công việc, đèn và thiết bị chiếu sáng có hệ số sử sụng quang thông cao, có kết cấu hạn chế chói lòa và phù hợp với điều kiện môi trường làm việc, kết hợp sử dụng ánh sáng màu từ nhiên và nhân tạo, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào ở nước ta.

Cải thiện phòng chống tiếng ồn

• Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn

• Làm giảng cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ

• Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bu lông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên.

• Chọn vật liệu cách âm để làm nhà xưởng. Làm nền nhà bằng cao su, nền nhà phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.

• Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn, ngoài ra trong một số máy có bộ phận tiêu âm

Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân

Những người làm việc trong quá trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo vệ tai cần có một số thiết bị sau:

• Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất

• Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB

• Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là 500Hz và 40dB khi tần số là 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt không được thuận tiện lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn.

Chế độ lao động hợp lý

• Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp

• Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn

• Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt

Phòng và chống tác hại của rung động

Biện pháp kỹ thuật

• Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động

• Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung

• Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chăn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách xung quanh móng máy.

• Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.

Biện pháp tổ chức sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nếu công việc thay thế cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẻ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người

• Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có quãng nghỉ dài không tiếp xúc với rung động

Phòng hộ cá nhân

• Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ cá nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động

• Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20 – 50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4 – 0.1mm thì độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%.

• Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3 – 4 lần.

Biện pháp y tế

• Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động

• Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cỡ lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.

Biện pháp phòng chống bụi, hơi khí độc

Có hai phương pháp chống bụi silic, phương pháp thứ nhất: bằng công nghệ khép kín hiện đại để giảm phát sinh bụi ngay tại nguồn, nhưng đòi hỏi kinh phí lớn, thiết bị tiên tiến. Nhưng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì chủ yếu vẫn là các dây chuyền sản xuất hở, dẫn đến không kiểm soát được bụi silic trong môi trường sản xuất. Và cũng không có mấy ai quan tâm đến việc cải tạo. Phương pháp thứ hai, dùng khẩu trang để chống bụi. Khẩu trang chuyên dụng phải đảm bảo chất lượng lọc được bụi hô hấp. Loại khẩu trang KT4-5L (khẩu trang phòng chống cúm gà),…có thể lọc đến trên 95% bụi hô hấp đã được công nhận. Tuy nhiên, những loại khẩu trang chuyên dụng trong nước chưa có khả năng sản xuất được, còn khẩu trang nhập ngoại có giá khoảng trên 1 USD/cái.

Cải thiện hệ thống thông hút gió chung tại công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ tại thành phố Đà Nẵng.

Đối với thiết bị mới Công ty đã trang bị hệ thống hút gió mang nhiệt thải ra ngoài. Tại khâu kéo sợi có hệ thống điều hoà không khí, trạm lạnh và phòng tách lọc bụi bông riêng biệt nhằm hạn chế sinh nhiệt và bụi bông trong gian máy. Ngoài ra, lắp đặt thêm các quả cầu hút nhiệt trực tiếp, đưa hệ thống phun sương di động vào phục vụ các gian máy bông chải.

Đối nhà máy sợi, khi dự án nhà máy 11.000 cọc sợi vào hoạt động từ năm 2000 đến nay, cường độ lao động đối với công nhân không chỉ giảm mà môi trường làm việc cũng cải thiện rất nhiều. Việc đầu tư các thiết bị hạn chế sinh nhiệt, hệ thống điều không thông gió, sử dụng các thiết bị phun sương di động, trạm lạnh lọc bụi 20 lần/giờ và phòng tách lọc bông bụi riêng biệt đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp - vốn là căn bệnh cố hữu của ngành dệt may lâu nay.

Một phần của tài liệu Cải thiện điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động (Trang 28 - 31)