Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề này, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Tình hình an toàn lao động ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, số lượng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác ngày càng tăng. Tuần lễ quốc gia về An toàn – vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ ( AT-VSLĐ-PCCN) diễn ra đầu năm 2010, có 190 lớp tập huấn về AT- VSLĐ-PCCN được mở, huấn luyện kỹ năng bảo đảm ATLĐ cho 33.273 người. Trong đó, Sở LĐTBXH tổ chức 7 lớp gồm 700 chủ sử dụng lao động và người lao động, ngành Công thương tổ chức 30 lớp với 6635 người.
Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 với chủ đề về môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp có 19.446 cơ sở sản xuất được đo kiểm tra môi trường lao động chủ yếu là yếu tố vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, rung đông; 120.992 công nhân được khám bệnh nghề nghiệp qua đó 7.343 người lao động bị chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, 2.535 trường hợp được giảm định bệnh nghề nghiệp, tính tính lũy đến 2010 cả nước có 26.709 người bị mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH tập trung chủ yếu vào bệnh bụi phổi silic ( 75.1%) và bệnh điếc do tiếng ồn (15.4%).
Một số biện pháp cụ thể:
• Kiện toàn về tổ chức, năng lực, bộ máy Quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa các dịch vụ AT- VSLĐ.
• Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát AT-VSLĐ-PCCN. Chú ý đến công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động, xử lý nghiêm minh các trường hợp không chấp hành quy định của pháp luật về AT-VSLĐ- PCCN. Đẩy mạnh hoạt động tự kiểm tra AT-VSLĐ-PCCN tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
• Tăng cường hợp tác quốc tế về AT-VSLĐ-PCCN và sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của quốc tế để triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về Bảo hộ Lao động, an toàn vệ sinh lao động năm tiếp theo
• Xác định công tác huấn luyện an toàn cho người lao động và người sử dụng lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.