Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu (Trang 30 - 57)

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàn ngẫu nhiên có đối chứng tất cả các trường hợp đã được chuẩn đoán là THCSC. Tất cả các bệnh nhân này đều điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Điều dưỡng PHCN Bưu điện .Sau đó một nhóm vừa được điều trị phục hồi chức năng vừa được hướng dẫn tập bài tập vận động trị liệu cột sống cổ. Thời gian tập luyện bài tập bắt đầu từ khi được điều trị phục hồi chức năng tại viện kéo dài liên tục, thường xuyên, hàng ngày, ít nhất 2lần / 1ngày.

Một nhóm chỉ điều trị phục hồi chức năng tại viện, khi ra viện không được hướng dẫn bài tập vận động trị liệu cột sống cổ.

- Đánh giá kết quả PHCN ssau 2 tuần, 1 tháng.

- So sánh kết quả phục hồi giữa lần sau và lần trước. Đặc biệt là lần cuối cùng và khi vào viện.

2.2.2 Công tức mẫu cho nghiên cứu [19]:

Đuợc tính theo công thức:

p

Trong đó: là cỡ mẫu của nhóm can thiệp

Theo một nghiên cứu thử của chúng tôi (n = 28), thời gian theo dõi trong 3 tháng,thấy tỷ lệ tốt của nhóm kết hợp vật lý và bài tập vận động trị liệu là

71,4% ( = 0,71). Tỷ lệ tốt cho nhóm chỉ điều trị bằng một số phương pháp

vật lý trị liệu là 42,5% ( = 0,43). Vậy p = 0,57 q = 1-p = 0,43 : sai lầm loại 1, tính bằng 5% : sai lầm loại 2, tính bằng 10% Ta có F = = 10,5 = 62 người

2.3 SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Bệnh nhân có thoái hoá Cột sống cổ Chọn ngẫu nhiên Nhóm chứng N = 62 Bệnh nhân điều trị bằng một số phương pháp vật lý trị liệu:hồng ngoại, điện phân, kéogiãn kết hợp tập bài tập vận động trị liệu

Chọn ngẫu nhiên

Bệnh nhân điều trị bằng một số phương pháp vật lý trị liệu:hồng

ngoại, điện phân, kéogiãn.

Nhóm can thiệp N = 62

So Sánh

2.4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG NGHIÊN CỨU NÀY BAO GỒM [13], [17] , [18]:

2.4.1 Hồng ngoại:

Dùng laọi đèn đứng của Nhật SR -300, INFRA – RED 220v- 300w, chiếu 15-20 phút/ 1 lần/ 1 ngày, khoảng cách 50 cm, góc chiếu thẳng góc.

Tư thế bệnh nhân: nằm sấp hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu tựa vào thành ghế.

- Tác dụng của hồng ngoại:

+ Làm giãn cơ, tăng lưu lượng tuần hoàn . + Giảm đau

2.4.2 Điện phân:

- Sử dụng máy Endomet 581 IC của Hà Lan.

- Thuốc sử dụng ở cực dương: Novocain 1%; cực âm KaliIodrua 1 -10% - Thuốc đựơc tẩm đều vào vải đệm đặt lên vùng điều trị. Dòng điện sử dụng : dòng Galvanic. Điện cực là 1 lá chì hoặc kẽm mỏng 0.3 – 1mm. Vải dệm bằng vải bông dày 1 cm, kích thước 5 x 10 cm. Thời gian điều trị 20phút/ 1lần/1ngày, cường độ dòng điện cho phép 0.2mA/cm2 điện cực hay 0.5 – 3mA/10cm2 điện cực. - Vị trí đặt điẹn cực: Hai bên cạnh cột sống cổ, hoặc một cực đặt ở phân đoạn cột sống cổ, một cực đặt ở vị trí vai, cánh tay đau.

- Ở cực dương: giảm kích thích, giảm co thắt, giảm đau. - Ở cực âm: Tăng mẫn cảm và tăng trương lực

- Giữa 2 điện cực: có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá và dinh dưỡng, tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống, tăng độ linh hoạt của cột sống.

2.4.3 Kéo giãn cột sống cổ:

- Dùng máy kéo giãn cổ và cột sống TM 300- 2F của Nhật.

- Tư thế bệnh nhân nằm, hoặc ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế có tựa lưng cao, góc kéo gập thường ra trước khoảng 25- 30o

- Lực kéo khởi đầu là 50N(5kg) tăng dần mỗi ngày lên 10N. Lực kéo tối đa từ 10 – 12kg(tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân: cảm giác, ngưỡng chịu...), lực nền bằng 10% trọng lượng cơ thể.

- Chọn chế độ kéo không liên tục, tổng thời gian điều trị là 10 phút. Mỗi ngày kéo 1 lần x 7 – 15 ngày/đợt.

- Sau khi kéo xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ 5 -10 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

2.4.4 Vận động trị liệu cột sống cổ [29], [34], [35], [42]:

- Thời gian tập: Hàng ngày vào các buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ.

- Tác dụng : Đây là những phương pháp điều trị có hiệu quả làm giảm dần các triệu chứng đau, tăng được tính đàn hồi của dây chằng và cơ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp. Bài tập này rất tốt trong quá trình làm việc, đặc biệt đối với những người phải dữ đầu trong một thời gian dài thì nên tập 2 giờ /1 lần để tránh hiện tượng căng cổ.

Bao gồm:

*Thả lỏng cơ cổ

- Dùng các ngón tay miết nhẹ từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên ở phần đốt sống cổ từ 3-5 phút.

- Yêu cầu: Lực vừa phải để các cơ được giữ thư giãn dần dần. *Điểm huyệt:

- Dùng 3 đầu ngón tay 2,3,4 bấm và giữ vài giây ở các điểm ở bên cạnh cột sống. Có tác dụng giảm đau trong đau mãn.

* Nâng vai và xoay vòng:

Nhìn thẳng về phía trước, từ từ nâng 2 vai lên giữ 5s, sau đó xoay vai ra trước rồi xoay vai ra sau, rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.

Nhìn thẳng về phía trước từ từ quay đầu sang bên trái, giữ 10s sau đó trở lại vị trí ban đầu, giữ 10s, từ từ quay đầu sang phía bên phải giữ 10s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.

* Nghiêng đầu:

Nhìn thẳng về phía trước, từ từ nghiêng đầu sang bên trái, giữ 5s rồi trở về vị trí khởi điểm 5s, sau đó nghiêng đầu sang bên phải giữ 5s. Làm 10 lần.

* Gập cổ:

Nhìn thẳng về phía trước, từ từ hạ thấp cằm về phía ngực, giữ 5s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.

* Duỗi cổ:

Nhìn thẳng về phía trước, từ từ ngửa cổ ra phía sau, giữ 5s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.

* Xoay tròn đầu:

Nhìn thẳng về phóa trước, từ từ xoay đầu. Theo hướng đằng trước, bên trái, đằng sau, bên phải, trở về vị trí ban đầu, đổi chiều, tập 10 lần.

Chú ý: Trong khi tập:

- Tập chậm, từ từ

- Thân người phải giữ thẳng.

2.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:

- Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá tình trạng vào viện sau 2 tuần, 1 tháng điều trị.

- Các bệnh nhân của nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp được đánh giá do chính người nghiên cứu, theo phiếu hoặc trả lời theo đường bưu điện và điện thoại.

- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ dựa vào các chỉ tiêu sau:

2.5.1 Đánh giá mức độ giảm đau:

Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire). Bảng câu hỏi NPQ dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ lên chức

năng sinh hoạt hàng ngày. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng trong lâm sàng và cung cấp một công cụ đo đạc khách quan triệu chứng theo thời gian được xây dựng và sử dụng tại bệnh viện NorthWick Park, Middlesex (Anh).

Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các rối loạn do thoái hóa CSC về mức độ đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm các công việc xã hội.

Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều. Điểm tối đa cho phần đánh giá này là 32 điểm.

- Không ảnh hưởng: 0-2 điểm - Ảnh hưởng ít: 3-8 điểm - Ảnh hưởng TB: 9-16 điểm - Ảnh hưởng nhiều: 17-24 điểm - Ảnh hưởng rất nhiều: 25-32 điểm

* Đánh giá kết quả:

Kết quả tốt: Từ 0-3 điểm - Hết đau hoặc đau ít - Hết hạn chế TVĐK

- Hết ảnh hưởng chức năng Kết quả khá: Từ 4-15 điểm

- Đau mức ít

- Hết hạn chế TVĐK hoặc hạn chế ít.

- Hết ảnh hưởng chức năng hoặc ảnh hưởng ít. Kết quả TB: Từ 16-28 điểm

- Đau mức vừa

- Hạn chế TVĐK mức trung bình.

- Chức năng ảnh hưởng mức trung bình. Kết quả kém: Từ 29-32

- Đau nhiều hoặc tăng lên so với trước điều trị. - Hạn chế TVĐK nhiều

- Chức năng ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều.

2.5.2. Đánh giá tiến bộ về tầm hoạt động khớp bằng thước đo góc theo phươngpháp Zero: pháp Zero:

Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa tên phương pháp đo và ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn Lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964, hiện nay được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí Zero khởi đầu.

+ Đo độ gấp - duỗi: Người đo đứng ở phía bên bệnh nhân, hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gập có thể đạt được cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang.

+ Độ đo nghiêng bên: Người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước đặt ở mỏm gai CVII, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc CVII đến đỉnh đầu bệnh nhân.

+ Đo cử động xoay: Người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ.

2.5.3 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng chung dựa vào sự cải thiện cáctriệu chứng lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân sau điều trị. triệu chứng lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân sau điều trị.

- Bệnh nhân phấn khởi, hết lo lắng, các triệu chứng giảm nhiều, hoặc không còn, không ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt: Tốt

- Bệnh nhân hài lòng, đỡ lo lắng về bệnh tật, các triệu chứng giảm vừa, hoặc ít, còn ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt: Trung bình

- Bệnh nhân lo lắng về bệnh tật, các triệu chứng không giảm, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt: Kém

2.6 XỬ LÝ SỐ LIỆU:

Tất cả các số liệu thu được, xử lý theo chương trình Epi – Info của bộ môn Toán – Tin trường Đại học Y Hà Nội. Dùng test X2 và tính giá trị P để so sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của 2 tỷ lệ.

2.7 KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI:

- Nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo trường Đại học Y Hà Nội, lãnh đạo Bệnh viện Điều dưỡng – PHCN Bưu điện I và khoa Phục hồi chức năng.

- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

- Nghiên cứu có phản hồi kết quả.

- Các thông tin này do đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN:

3.1.1 Giới thiệuGiới Giới Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam Nữ Tổng số

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới

- Nhận xét:

3.1.2 Tuổi:

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Tuổi Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % < 40 40 - 49 50 - 59 ≥ 60 - Nhận xét:

3.1.3 Nghề nghiệp:

Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Nhóm 1 Nhóm 2

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Lao động hành chính Lao động chân tay

Lao động tự do

- Nhận xét:

3.1.4 Thời gian bị đau đến khi bắt đầu điều trị:

Bảng 3.4: Thời gian bị đau đến khi bắt đầu điều trị

Thời gian bị bệnh Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % < 3 tháng 3 – 12 tháng > 12 tháng - Nhận xét: 3.1.5 Triệu chứng lâm sàng: Bảng 3.5: Triệu chứng lâm sàng Nhóm 1 Nhóm 2

Triệu chứng lâm sàng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Đau CSC cấp Đau CSC mạn Đau lan lên vùng chẩm Đau lan xuống vai cánh tay

Chóng mặt khi quay đầu Ù tai, ve kêu trong tai

Đau ngực, buồn nôn Cảm giác nghẹn cổ, vã mồ hôi - Nhận xét: 3.1.6 Vị trí điểm đau: Bảng 3.6: Vị trí điểm đau Vị trí đau Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % CI - CIV CV - CVII - Nhận xét:

3.1.7 Dấu hiệu X – quang:

Bảng 3.7: Dấu hiệu X – quang

Dấu hiệu X - quang

Nhóm 1 Nhóm 2 Số bênh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Mọc gai xương, mỏ xương Đặc xương dưới sụn Phì đại mẩu bán nguyệt

Hẹp lỗ liên đốt Vôi hóa dây chằng Mờ, hẹp khe khớp đốt sống Thay đổi đường cong sinh lý

đơn thuần Hẹp khe gian đốt

- Nhận xét:

3.1.8 Quá trình điều trị trước khi đến viện:

Bảng 3.8 Quá trình điều trị trước khi đến viện

Nhóm 1 Nhóm 2

Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Đã được điều trị Chưa được điều trị

- Nhận xét:

3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:3.2.1 Mức cải thiện chức năng: 3.2.1 Mức cải thiện chức năng:

Bảng 3.9 Mức cải thiện chức năng Nhóm Mức ảnh hưởng Nhóm 1 Nhóm 2 Trước điều trị Sau 2 tuần P Sau 1 Tháng P Trước điều trị Sau 2 tuần P Sau 1 Tháng p Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

Tổng

- Nhận xét:

3.2.2 Mức cải thiện đau:

Bảng 3.10 Mức cải thiện đau

Độ đau Nhóm 1 Nhóm 2 Trước điều trị Sau 2 tuần p Sau 1 tháng p Trước điều trị Sau 2 tuần p Sau 1 tháng p Không đau Đau ít Đau TB Đau nhiều Đau không chịu nổi Tổng - Nhận xét:

3.2.3 Mức độ cải thiện tầm vận động khớp sau 2 tuần:

Bảng 3.11 Mức độ cải thiện tầm vận động khớp sau 2 tuần

T ầm v ận đ ộng

Nh óm 1 Nh óm 2

Trước điều trị Sau 2 tuần

p Trước điều trị Sau 2 tuần p n x n x n x n x Gập Duỗi Nghiêng trái Nghiêng phải Xoay trái Xoay phải -Nhận Xét:

3.2.4 Kết quả điều trị phục hồi giữa hai nhóm:

Bảng 3.12 Kết quả điều trị phục hồi chức năng

Mức độ Nhóm 1 Nhóm 2 Trước điều trị Sau 2 tuần p Sau 1 tháng p Trước điều trị Sau 2 tuần p Sau 1 tháng p Tốt Trung bình Kém Tổng - Nhận xét:

3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THCSC: 3.3.1 Ảnh hưởng của thời gian đến sớm với kết quả điều trị:

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của thời gian đến sớm với kết quả điều trị Kết quả

Thời gian

Có cải thiện

p

Không cải thiện

p Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 3 tháng 3-12 tháng >12 tháng Nhận xét

3.3.2 Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân đến kết quả điều trị:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu (Trang 30 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w