sống .
1.6.2. Điều trị triệu chứng :* Phẫu thuật: * Phẫu thuật:
Là phương pháp điều trị thoái hóa gây ra thoát vị đĩa đệm . Phương pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ , đau tăng lên , có triệu chứng chèn ép tủy _ rễ .
*Các phương pháp không phẫu thuật : dung thuốc và các phương pháp VLTL _ PHCN .
- Nhóm kháng viêm No – steroid : tác dụng chốngvieem , giảm phù nề do đó giảm đau . Có nhiều loại như : Motrin , Brexin …
- Corticoides : thường dung tiêm trực tiếp vào khang ngoài màng cứng hoặc phong bế thần kinh trong các chỉ định điều trị tại chỗ .
- Thuốc giảm đau : dung trong đau kéo dài .
- Thuốc giãn cơ : co thắt cơ là phản xạ tự nhiên với hiện tượng viêm để giưa cổ bất động , thuốc thường dung Mydocalm… giưa cổ bất động , thuốc thường dung Mydocalm…
Các phương pháp y học cổ truyền : châm cứu , bấm huyệt…
Các phương pháp VLTL-PHCN thường dùng [13],[17].[18] : từ nhiều năm
nay , ở Việt nam cũng như ở nước ngoài , các phương pháp VLTL_PHCN THCSC đã được áp dụng rộng rãi , càng ngày các phương pháp này càng phát triển bởi tác dụng cải thiện cácc triệu chứng lâm sàng THCSC rất tốt bao gồm :
_ Paraphin : miếng paraphin 50°đắp lên vùng cổ vai , thời gian 20 đến 30 phút .Người ta tính được khi đáp Paraphin ở nhiệt độ 52° thì cứ 1 gram Paraphin cung cấp cho cơ thể một nhiệt lượng là 44,6° . Trong khi đó 1 gram nước (42°) chỉ cung cấp cho cơ thể 8° .
Tác dụng của paraphin : - Tăng tốc đọ tuần hoàn . - Làm giảm đau
- Làm giãn cơ , tăng nuôi dưỡng tổ chức , tăng chuyển hóa tại chỗ . _ Hồng ngoại :
- Dùng đèn hồng ngoại chiếu 15 -20 phút /1 lần /1 ngày , khaongr cách 50 - 60 cm .
Tác dụng của hồng ngoại : - Thư giãn cơ
- Giảm đau
- Tăng lưu lượng tuần hoàn
_ Điện phân : có thể dung 2 cực hoặc 4 cực:
- ở cực âm : tăng mẫn Cảm và tăng trương lực.
- Giứu điện cực : có tác dụng giãn mạnh , tăng tuân hoàn , tăng chuyển hóa và dinh dưỡng , tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống và độ linh hoạt của cột sống .
Tác dụng : - Chống viêm - Giảm đau
- Tăng chuyển hóa , giãn mạch , tăng tuần hoàn _ Điện xung :
Sử dụng dòng giảm đau của Bernard , biến điệu chu kỳ ngắn và chu kỳ dài thay đổi xen kẽ , xung hình sin , tần số 50 – 100 Hz .
Tác dụng : Giảm đau , chống viêm tuần hoàn máu , giảm co rút cơ , giảm phù nề.
_ Kéo giãn cột sống : mục đích để giải tỏa khe liên đốt nhằm giải phóng chèn ép rễ thần kinh , nêú kéo với 1 lực nhẹ nhàng có thể làm giảm sự ưỡn của cột sống và các lỗ khớp của liên đốt sống trong , tăng nuôi dưỡng cục bộ , giảm đau .
_ Vận động trị liệu – xoa bóp trị liệu :
Là một phương pháp điều trị quan trọng , xoa bóp và tập bài tập vận động cột sống cổ có tác dụng :
- Làm giảm đau - Cải thiện tuần hoàn - Tăng cường sức mạnh cơ
- Tăng tầm vận động khớp , sửa dáng đi đúng .
_ Hoạt động trị liệu :
Bơi , tắm nóng , tắm nước khoáng có tác dụng giảm các triệu chứng đau , thư giãn cơ , tăng cương tuần hoàn .
+ Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình : để hạn chế vận động cổ và giữ tư thế sinh lý thích hợp của đầu cổ , nhưng không deo quá lâu có thể dẫn tới phụ thuộc vào đai .
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Gồm 70 bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa CSC ,đã được điều trị tại khoa PHục hồi chức năng – Bệnh nghề nghiệp Bệnh viện điều dưỡng
_PHCN Bưu điện I . Các bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm . 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân :
- Tuổi từ 24 - 74 tuổi .
- Có biểu hiện lâm sàng của THCSC ( có ít nhất là 1 tiêu chuẩn hội chưng CSC )
- Có phim X- quang và được xác định có hình ảnh THCSC. Có thể kèm theo phim MRI CSC hoặc không.
- Có thời gian điều trị tại bệnh viện ít nhất 7 ngày .
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia đầy đủ quá trình nghiên cứu . 2.1.2. Những bệnh nhân không đưa vào nghiên cứu :
- Tuổi < 20 tuổi.
- Bệnh nhân có tiền sủ lien quan đến chấn thương CSC , các bệnh lý bẩm sinh tại cột sống và vùng tủy .
- Bệnh nhân nghi ngờ có bệnh K , lao sột sống .
- Bênh nhân nghiện rượu , ma túy , bệnh lý tâm thần và không hợp tác . - Viêm đốt sống , các trường hợp loãng xương nặng biểu hiện trên phim X – quang như lún xẹp , vỡ thân đốt sống .
- Một số bệnh lý phối hợp : bệnh tim mạch , viêm đa khớp , tai biến mạch máu não .
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàn ngẫu nhiên có đối chứng tất cả các trường hợp đã được chuẩn đoán là THCSC. Tất cả các bệnh nhân này đều điều trị tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Điều dưỡng PHCN Bưu điện .Sau đó một nhóm vừa được điều trị phục hồi chức năng vừa được hướng dẫn tập bài tập vận động trị liệu cột sống cổ. Thời gian tập luyện bài tập bắt đầu từ khi được điều trị phục hồi chức năng tại viện kéo dài liên tục, thường xuyên, hàng ngày, ít nhất 2lần / 1ngày.
Một nhóm chỉ điều trị phục hồi chức năng tại viện, khi ra viện không được hướng dẫn bài tập vận động trị liệu cột sống cổ.
- Đánh giá kết quả PHCN ssau 2 tuần, 1 tháng.
- So sánh kết quả phục hồi giữa lần sau và lần trước. Đặc biệt là lần cuối cùng và khi vào viện.
2.2.2 Công tức mẫu cho nghiên cứu [19]:
Đuợc tính theo công thức:
p
Trong đó: là cỡ mẫu của nhóm can thiệp
Theo một nghiên cứu thử của chúng tôi (n = 28), thời gian theo dõi trong 3 tháng,thấy tỷ lệ tốt của nhóm kết hợp vật lý và bài tập vận động trị liệu là
71,4% ( = 0,71). Tỷ lệ tốt cho nhóm chỉ điều trị bằng một số phương pháp
vật lý trị liệu là 42,5% ( = 0,43). Vậy p = 0,57 q = 1-p = 0,43 : sai lầm loại 1, tính bằng 5% : sai lầm loại 2, tính bằng 10% Ta có F = = 10,5 = 62 người
2.3 SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Bệnh nhân có thoái hoá Cột sống cổ Chọn ngẫu nhiên Nhóm chứng N = 62 Bệnh nhân điều trị bằng một số phương pháp vật lý trị liệu:hồng ngoại, điện phân, kéogiãn kết hợp tập bài tập vận động trị liệu
Chọn ngẫu nhiên
Bệnh nhân điều trị bằng một số phương pháp vật lý trị liệu:hồng
ngoại, điện phân, kéogiãn.
Nhóm can thiệp N = 62
So Sánh
2.4 KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG NGHIÊN CỨU NÀY BAO GỒM [13], [17] , [18]:
2.4.1 Hồng ngoại:
Dùng laọi đèn đứng của Nhật SR -300, INFRA – RED 220v- 300w, chiếu 15-20 phút/ 1 lần/ 1 ngày, khoảng cách 50 cm, góc chiếu thẳng góc.
Tư thế bệnh nhân: nằm sấp hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu tựa vào thành ghế.
- Tác dụng của hồng ngoại:
+ Làm giãn cơ, tăng lưu lượng tuần hoàn . + Giảm đau
2.4.2 Điện phân:
- Sử dụng máy Endomet 581 IC của Hà Lan.
- Thuốc sử dụng ở cực dương: Novocain 1%; cực âm KaliIodrua 1 -10% - Thuốc đựơc tẩm đều vào vải đệm đặt lên vùng điều trị. Dòng điện sử dụng : dòng Galvanic. Điện cực là 1 lá chì hoặc kẽm mỏng 0.3 – 1mm. Vải dệm bằng vải bông dày 1 cm, kích thước 5 x 10 cm. Thời gian điều trị 20phút/ 1lần/1ngày, cường độ dòng điện cho phép 0.2mA/cm2 điện cực hay 0.5 – 3mA/10cm2 điện cực. - Vị trí đặt điẹn cực: Hai bên cạnh cột sống cổ, hoặc một cực đặt ở phân đoạn cột sống cổ, một cực đặt ở vị trí vai, cánh tay đau.
- Ở cực dương: giảm kích thích, giảm co thắt, giảm đau. - Ở cực âm: Tăng mẫn cảm và tăng trương lực
- Giữa 2 điện cực: có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá và dinh dưỡng, tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống, tăng độ linh hoạt của cột sống.
2.4.3 Kéo giãn cột sống cổ:
- Dùng máy kéo giãn cổ và cột sống TM 300- 2F của Nhật.
- Tư thế bệnh nhân nằm, hoặc ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế có tựa lưng cao, góc kéo gập thường ra trước khoảng 25- 30o
- Lực kéo khởi đầu là 50N(5kg) tăng dần mỗi ngày lên 10N. Lực kéo tối đa từ 10 – 12kg(tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân: cảm giác, ngưỡng chịu...), lực nền bằng 10% trọng lượng cơ thể.
- Chọn chế độ kéo không liên tục, tổng thời gian điều trị là 10 phút. Mỗi ngày kéo 1 lần x 7 – 15 ngày/đợt.
- Sau khi kéo xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ 5 -10 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
2.4.4 Vận động trị liệu cột sống cổ [29], [34], [35], [42]:
- Thời gian tập: Hàng ngày vào các buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ.
- Tác dụng : Đây là những phương pháp điều trị có hiệu quả làm giảm dần các triệu chứng đau, tăng được tính đàn hồi của dây chằng và cơ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp. Bài tập này rất tốt trong quá trình làm việc, đặc biệt đối với những người phải dữ đầu trong một thời gian dài thì nên tập 2 giờ /1 lần để tránh hiện tượng căng cổ.
Bao gồm:
*Thả lỏng cơ cổ
- Dùng các ngón tay miết nhẹ từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên ở phần đốt sống cổ từ 3-5 phút.
- Yêu cầu: Lực vừa phải để các cơ được giữ thư giãn dần dần. *Điểm huyệt:
- Dùng 3 đầu ngón tay 2,3,4 bấm và giữ vài giây ở các điểm ở bên cạnh cột sống. Có tác dụng giảm đau trong đau mãn.
* Nâng vai và xoay vòng:
Nhìn thẳng về phía trước, từ từ nâng 2 vai lên giữ 5s, sau đó xoay vai ra trước rồi xoay vai ra sau, rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.
Nhìn thẳng về phía trước từ từ quay đầu sang bên trái, giữ 10s sau đó trở lại vị trí ban đầu, giữ 10s, từ từ quay đầu sang phía bên phải giữ 10s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.
* Nghiêng đầu:
Nhìn thẳng về phía trước, từ từ nghiêng đầu sang bên trái, giữ 5s rồi trở về vị trí khởi điểm 5s, sau đó nghiêng đầu sang bên phải giữ 5s. Làm 10 lần.
* Gập cổ:
Nhìn thẳng về phía trước, từ từ hạ thấp cằm về phía ngực, giữ 5s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.
* Duỗi cổ:
Nhìn thẳng về phía trước, từ từ ngửa cổ ra phía sau, giữ 5s rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm 10 lần.
* Xoay tròn đầu:
Nhìn thẳng về phóa trước, từ từ xoay đầu. Theo hướng đằng trước, bên trái, đằng sau, bên phải, trở về vị trí ban đầu, đổi chiều, tập 10 lần.
Chú ý: Trong khi tập:
- Tập chậm, từ từ
- Thân người phải giữ thẳng.
2.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
- Bệnh nhân được theo dõi và đánh giá tình trạng vào viện sau 2 tuần, 1 tháng điều trị.
- Các bệnh nhân của nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp được đánh giá do chính người nghiên cứu, theo phiếu hoặc trả lời theo đường bưu điện và điện thoại.
- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ dựa vào các chỉ tiêu sau:
2.5.1 Đánh giá mức độ giảm đau:
Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire). Bảng câu hỏi NPQ dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ lên chức
năng sinh hoạt hàng ngày. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng trong lâm sàng và cung cấp một công cụ đo đạc khách quan triệu chứng theo thời gian được xây dựng và sử dụng tại bệnh viện NorthWick Park, Middlesex (Anh).
Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các rối loạn do thoái hóa CSC về mức độ đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm các công việc xã hội.
Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều. Điểm tối đa cho phần đánh giá này là 32 điểm.
- Không ảnh hưởng: 0-2 điểm - Ảnh hưởng ít: 3-8 điểm - Ảnh hưởng TB: 9-16 điểm - Ảnh hưởng nhiều: 17-24 điểm - Ảnh hưởng rất nhiều: 25-32 điểm
* Đánh giá kết quả:
Kết quả tốt: Từ 0-3 điểm - Hết đau hoặc đau ít - Hết hạn chế TVĐK
- Hết ảnh hưởng chức năng Kết quả khá: Từ 4-15 điểm
- Đau mức ít
- Hết hạn chế TVĐK hoặc hạn chế ít.
- Hết ảnh hưởng chức năng hoặc ảnh hưởng ít. Kết quả TB: Từ 16-28 điểm
- Đau mức vừa
- Hạn chế TVĐK mức trung bình.
- Chức năng ảnh hưởng mức trung bình. Kết quả kém: Từ 29-32
- Đau nhiều hoặc tăng lên so với trước điều trị. - Hạn chế TVĐK nhiều
- Chức năng ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều.
2.5.2. Đánh giá tiến bộ về tầm hoạt động khớp bằng thước đo góc theo phươngpháp Zero: pháp Zero:
Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa tên phương pháp đo và ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn Lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964, hiện nay được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí Zero khởi đầu.
+ Đo độ gấp - duỗi: Người đo đứng ở phía bên bệnh nhân, hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gập có thể đạt được cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang.
+ Độ đo nghiêng bên: Người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước đặt ở mỏm gai CVII, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc CVII đến đỉnh đầu bệnh nhân.
+ Đo cử động xoay: Người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ.
2.5.3 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng chung dựa vào sự cải thiện cáctriệu chứng lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân sau điều trị. triệu chứng lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân sau điều trị.
- Bệnh nhân phấn khởi, hết lo lắng, các triệu chứng giảm nhiều, hoặc không