người 1.062 976 900 880 -1,67 -2,05 % so tổng số lao động % 45,99 36,50 28,90 27,17 -Công nghiệp và xd 1000 người 531 786 1.056 1.128 8,16 7,49 % so tổng số lao động % 23,00 29,39 33,91 34,83 -Dịch vụ. 1000 người 716 912 1.158 1.231 4,96 6,18 % so tổng số lao động % 31,01 34,11 37,19 38,01 4.Số người trong độ tuổi có khả
năng lao động không có việc làm.
1000 người
97 89 84 83 -1,71 -1,39
Nguồn: Cục thống kê thành phố.
Tuy tình trạng lao động tại Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, tình trạng thất nghiệp của Hà Nội tuy giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao nhất cả nước trong thời kỳ khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp có thể là một mối đe dọa đến sự ổn định trong nhiều năm về phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, lao động bên ngoài cũng thương xuyên lao động theo mùa vụ tại Hà Nội càng làm trầm trọng thêm sức ép về việc làm đối với Hà Nội.
Theo tính toán với cả nước, để thất nghiệp dưới 5% thì tăng trưởng phải trên 6,8%, dưới 4% thì tốc độ tăng trưởng phải tăng thêm 8%. Do đó, Hà Nội cần phải đảm bảo tăng trưởng trên 9% thì tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian khoảng 10 năm sẽ nằm trong khoảng 4,5% - 5,2%. Nếu con số này là 7% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 5,6% - 6,7% và nếu tốc độ khoảng 11% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ khoảng 4%.
Bên cạnh việc tăng nhanh về số lượng, lực lượng lao động tại Hà Nội cũng có những bước tiến mới về mặt chất lượng.Công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực.Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.
- Cơ cấu lao động và nghề đào tạo đã từng bước chuyển dịch theo nhu cầu thị trường lao động, theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Số lượng cơ sở dạy nghề tăng hàng năm, tính đến nay, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phó có 275 cơ sở, (trong đó cơ sở doanh nghiệp công lập là 120 và ngoài công lập là 155), số cơ sở tăng thêm chủ yếu là các cơ sở doanh nghiệp ngoài công lập.
Ngoài đào tạo chính quy, thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó có 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550 tỷ đồng, trong đó thành phố tập trung đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh; tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý. Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống đối với lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đã được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm.
Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động thủ đô đã qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thành phố đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm).
Tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, và đào tạo nghề ở nông thôn nói riêng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.