Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Hà Nội có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc cùng với các di tích di vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hóa dân gian; nơi tập trung những bảo tàng lớn và quan trọng của cả nước. Những đặc trưng văn hóa Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển những ngành đem lại giá trị gia tăng cao và tạo xuất khẩu tại chỗ như du lịch và các dịch vụ văn hóa khác. Trên địa bàn Hà Nội có trên 5.100 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có trên 700 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và trên 1.400 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, mật độ di tích vào loại cao nhất nước.Hà Nội có nhiều danh làm thắng cảnh nổi tiếng như Cổ Loa, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ, khu phố cũ, lăng chủ tịch Hồ Chí Mình,.. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có nhiều đền chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên, đền Và, phủ Tây Hồ,…
Ngoài ra, Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc như : làm tranh dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ); gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa, dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng Ngũ Xã; nghề chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà; nghề sản xuất đồ da ở Kiêu Kỵ; lụa Vạn Phúc; nón Chuông; quạt Vác; khảm trai Chuyên Mỹ; hàng mây tre Phú Vinh; đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng … Hiện nay, chính quyền thành phố đã có nhiều chính sách phát triển các làng nghề truyền thống. Việc phát triển cũng cần một số lượng lực lượng lao động có tay nghề. Vì vậy có thể hướng những lao động sau khi bị thu hồi đất học và tham gia vào các làng nghề , tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.