Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nhập siêu việt nam thực trạng – nguyên nhân – giải pháp (Trang 26 - 28)

4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN

1.5.2. Doanh nghiệp

Thiếu tính cạnh tranh

Các số liệu thống kê cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2007, để các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu giá trị là 13,757 tỷ USD thì bộ phận này đã nhập khẩu các

máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu lên đến 24,113 tỷ USD. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước đã nhập siêu lên đến 10,35 tỷ USD, chiếm 75,2% kim ngach xuất khẩu của bộ phận này. Con số nhập siêu này còn lớn hơn lượng nhập siêu của nền kinh tế lúc đó là 6,414 tỷ USD. Do các ngành khác và các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu rất cao nên đã bù lượng nhập siêu của các doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt quá lớn giữa các khu vực doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh nghiệp FDI. Khu vực doanh nghiệp FDI có mức tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn đạt 11,65% và trên doanh thu đạt 14,6%, cao hơn nhiều so với mức tỷ suất lợi nhuận bình quân của khu vực doanh nghiệp trong nước với các con số tương ứng là 4,4% và 5,1%. Các số liệu trên phần nào năng lực còn hạn chế của các doanh nghiệp trong nước.

Thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải là, thiếu thông tin thị trường, không biết nhiều về giá cả và xu hướng thị trường mới; nhiều doanh nghiệp chưa có tầm nhìn vượt khỏi công ty của mình. Việc thiếu thông tin và tầm nhìn hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, sản phẩm làm ra không được tiêu thụ rộng rãi - nhiều khi chỉ trong phạm vi một ngành, một địa phương, không được các doanh nghiệp khác ở trong nước biết tới - lại càng khó xuất khẩu ra nước ngoài. Chừng nào các doanh nghiệp trong nước còn chưa cải thiện công nghệ và trình độ quản lí của mình thì họ sẽ luôn bị hàng nhập khẩu lấn át.

Thiếu tính liên kết, làm ăn manh mún

Trong bài “Thiếu liên kết, doanh nghiệp khó đứng vững” đang trên báo điện tử của Đài tiếng nói nhân dân VIệt Nam (VOV news), tác giả đã chỉ ra việc thiếu tính liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp trong nước là một điểm yếu lớn của doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp. Các doanh nghiệp nhỏ thì thiếu tính hợp tác, luôn có tư tưởng chụp giật,

triệt tiêu lẫn nhau cũng như chèn ép bạn hàng để giành ưu thế trên thị trường.Điều này không những làm giảm hiệu quả sản xuất-kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), rất ít KCN, cụm công nghiêp đạt được tính liên kết cao giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng địa bàn. Sự rời rạc, tách biệt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trong KCN, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau; sự thiếu vắng các đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các dịch vụ hỗ trợ... đang là những rào cản, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hiện nay, trong tình hình hội nhập kinh tế, doanh nghiệp trong nước đang vấp phải nhiều đối thủ từ nước ngoài, cạnh tranh diễn ra ở mức độ gay gắt làm cho việc liên kết, hợp tác giữa những doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nuôi và chế biến cá basa, tôm, các doanh nghiệp trồng và chế biến chè, cafe, các doanh nghiệp dệt, may... trong việc phát triển thị trường, giải quyết tranh chấp quốc tế những năm qua là minh chứng rõ nhất về nhu cầu này.

Một phần của tài liệu Nhập siêu việt nam thực trạng – nguyên nhân – giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)