4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từ các nước ASEAN
3.2.2. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Như đã phân tích trên, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần bị lấn ép trên chính thị trường trong nước trước sự tấn công ồ ạt của hàng hóa nhập khẩu.Trong một nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước không còn có thể dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước. Họ phải tự lực cánh sinh để tồn tại trên thương trường.Một khi doanh nghiệp trong nước đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng thì họ mới có thể trụ vững lâu dài được. Muốn được như vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực quản trị để có thể lèo lái con tàu doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh. Như đã nói, các mặt hàng nhập khẩu không chỉ hơn hàng nội về mẫu mã mà còn về chất lượng, giá cả. Nếu chủ các doanh nghiệp tìm tòi cải tiến về công nghệ, sản xuất… thì họ mới có thể tồn tại được. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam hiện giờ rất bị động về thông tin thị trường như về đối thủ, nhu cầu của khách hàng… Do đó, các doanh nghiệp nên chủ
động trong vấn đề này. Họ có thể tự làm hoặc thuê các công ty nghiên cứu thị trường đề có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
Đa số các doanh nghiệp trong nước thuộc loại vừa và nhỏ. Đứng trước các đối thủ nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước đoàn kết lại. Điều này cần thiết phải có Hiệp hội của từng ngành kinh doanh. Vai trò của Hiệp hội này là cung cấp thông tin về thị trường, tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc cho các thành viên. Đồng thời, Hiệp hội sẽ là người đại diên doanh nghiệp nói lên nguyện vọng cuả họ cho cơ quan có thẩm quyền.