Giới thiệu chung về siêu thị

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MUA HÀNG THÍCH HỢP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ TỒN KHO CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART CỐNG QUỲNH - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 26 - 72)

L ời cảm ơn

3.1.1Giới thiệu chung về siêu thị

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập thị trường quốc tế, các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều; vì thế các Doanh nghiệp cần phải năng động và sáng tạo hơn nữa để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Sài Gòn Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của

thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời của siêu thịđầu tiên của hệ thống Co.op là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tếđến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từđấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng

đường mới của Saigon Co.op. Tính đến nay, hệ thống Co.opMart có 44 siêu thị ở

thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác (Cần Thơ, Mỹ Tho, Pleiku, Biên Hòa, Long Xuyên, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Vị Thanh, Tam Kỳ, Long Xuyên….). Co.opMart trở

thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố, là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Là một chi nhánh của hệ thống Saigon Co.op và là một trong

những chi nhánh được thành lập sớm nhất, Co.opMart Cống Quỳnh cùng với việc thực

hiện và áp dụng những chính sách chung của Saigon Co.op kết hợp với những bước đi

riêng của siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh ngày càng khẳng định được vị thế của thịở địa bàn Quận 1. Và sau đây là đôi nét về Co.opMart Cống Quỳnh:

Tên quốc tế: Co-op CongQuynh.

Địa chỉ: 189C, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Giấy CNĐKKD: 0006/TT-ĐKKD.

Ngày cấp giấy CNĐKKD: 10/04/1999. Tên cơ quan cấp: UBND quận 1.

Điện thoại: 8325239. Số Fax: 9253615.

Email: cmcongquynh@saigonco-op.com.vn Website: http://www.saigonco-op.com.vn

Thời gian mở cửa: 8AM. Thời gian đóng cửa: 22PM. Hiện trạng doanh nghiệp: đang hoạt động.

Ngày thay đổi hiện trạng: 09/12/1996. + Thông tin ngành nghề kinh doanh.

Hình thức kinh doanh: tổng hợp, bán lẻ và kinh doanh qua mạng.

Tổng số sản phẩm: 20,000. Trong đó có 80 % hàng nội và 20 % hàng ngoại. + Ngành nghề kinh doanh

Bách hóa, công nghệ phẩm, hàng gia dụng, hàng lưu niệm, may mặc, mỹ phẩm, trái cây, lương thực - thực phẩm, thực phẩm chế biến, trang trí nội thất, ăn uống giải khát,

vui chơi giải trí, trang thiết bị văn phòng, thủ công mỹ nghệ khác.

+ Quy mô siêu thị

Hạng siêu thị: hạng 2

Diện tích: 3,300 m2

3.1.2 Định hướng và chức năng của siêu thị

+ Định hướng phát triển

Với phương châm hoạt động “ Bạn của mọi nhà ”, hệ thống siêu thị Co.opMart nói chung và siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh nói riêng không ngừng gặt hái được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm bán lẻ

xuất hiện khiến cho tình hình kinh doanh của Co.opMart cũng gặp không ít khó khăn, nhiều hình thức cạnh tranh được đề xuất và thực hiện nhằm thu hút KH mới và giữ

chân KH cũ. Và hình thức được sử dụng phổ biến nhất là đầu tư vào các dịch vụ hậu mãi, KH ngày càng quan tâm đến các DV hậu mãi nên đầu tư vào các DV hậu mãi là một bước đi rất phù hợp với bất kỳ một trung tâm bán lẻ nào, Co.opMart Cống Quỳnh cũng không ngoại lệ - từ những thành công trong việc thực hiện các chính sách hậu

mãi và điển hình nhất là ứng dụng công nghệ DPS năm 2009 đã tạo được sự chú ý và quan tâm của KH (việc ứng dụng công nghệ DPS đánh vào đúng tính hiếu kỳ của

người Việt Nam). Thấy rõ được tầm quan trọng của chính sách hậu mãi nên trong thời gian tới Co.opMart Cống Quỳnh sẽ đầu tư thật mạnh vào chính sách hậu mãi. Tuy nhiên, siêu thị cũng rất quan tâm đến việc quản lý và kiểm soát quá trình luân chuyển hàng hóa, đưa ra những phương án làm giảm chi phí đơn vị nhằm tăng khả năng của

siêu thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chức năng của siêu thị

Chức năng chính: là trung tâm phân phối sản phẩm của Saigon Co.op ởđịa bàn Q.1. Chức năng đối với KH: cung cấp cho KH những SP đúng chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh với giá cả phải chăng và những DV đi kèm làm thỏa mãn nhu cầu của KH.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

3.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức trong siêu thị tương đối rõ ràng và gọn nhẹ, phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận khá chi tiết, rõ ràng, cụ thể. Mỗi bộ phận đảm nhận một công việc riêng, ít có tình trạng chồng chéo công việc tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc. Tuy mỗi bộ phận đảm nhận một công việc riêng nhưng vẫn luôn đảm bảo mối gắn kết chặt chẽ trong công việc giữa các bộ phận, nhất là trong việc hoạch

định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị

3.2.1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận

Ban giám đốc Ban giám đốc Bộ phận bán hàng Bộ phận hành chính Bộ phận tiếp thị Bộ phận mua hàng Bộ phận kinh doanh Bộ phận chất lượng Bộ phận vi tính Bộ phận kế toán Bộ phận ngân hàng

+ Điều hành hoạt động của siêu thị

+ Tổ chức hệ thống quản trị siêu thị.

+ Quản lý và kiểm soát các nguồn lực của siêu thị: tài sản, tài chính, nhân sự. + Quyết định các chính sách lương, phụ cấp, khen thưởng, kỹ luật.

+ Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trước Hội đồng quản trịđơn vị chủ quản.

Bộ phận kinh doanh

+ Xây dựng các kế hoạch ổn định và phát triển.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của siêu thị trong từng kỳ và các kế

hoạch phát triển lên Ban giám đốc. Bộ phận mua hàng

+ Quản lý và kiểm soát các vấn đề về mua hàng. + Tổ chức thương lượng, đàm phán với NCC.

+ Xây dựng các kế hoạch mua hàng và kế hoạch cắt giảm chi phí các chi phí liên quan

đến việc mua hàng.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo lên BGĐ các vấn đề liên quan đến việc mua hàng. Bộ phận bán hàng

+ Quản lý và kiểm soát hồ sơ KH.

+ Xây dựng các chiến lược Marketing nhằm thu hút KH và kế hoạch bán hàng. + Tiến hành trao đổi thông tin với KH.

+ Đưa sản phẩm đến KH và chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban giám đốc các kế hoạch và thực trạng hoạt động bên bộ phận bán hàng.

Bộ phận marketing

+ Chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban giám đốc về tình hình hoạt của bộ phận và trình lên những đề xuất về chiến lược Marketing ở hiện tại và tương lai như các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối và chiêu thị.

+ Phụ trách các hoạt động quảng cáo, tìm hiểu nhu cầu của KH. + Thiết kế các chính sách hậu mãi hỗ trợ cho KH.

+ Tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với NCC.

Bộ phận kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập kế hoạch tài chính kế toán, thu chi tiền mặt. + Lập kế hoạch tiền lương theo định kỳ.

+ Thực hiện các nghiệp vụ: báo cáo thuế, thống kê chi phí, thanh toán, công nợ, lưu chuyển chứng từ, tín dụng.

+ Quản lý và kiểm soát tài sản, nguồn vốn siêu thị. + Xây dựng và phân tích các dự án tài chính. + Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. + Tham mưu cho giám đốc các vấn đề tài chính. Bộ phận chất lượng

+ Xây dựng các chính sách chất lượng, ISO.

+ Kiểm soát chất lượng SP ở khâu mua và theo dõi chất lượng SP trong quá trình TK. + Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng SP khi tiến hành đặt hàng và thỏa thuận với NCC. + Hỗ trợ cho bộ phận mua hàng trong quá trình mua hàng các vấn đề về chất lượng. + Chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc các vấn đề chất lượng và chính sách chất

lượng.

Bộ phận hành chính

+ Quản lý điều độ nhân viên.

+ Tổ chức tuyển dụng – đào tạo và bố trí nhân sự trong siêu thị. + Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính.

+ Thiết lập các chếđộ khen thưởng cho nhân viên. Bộ phận ngân hàng thường xuyên

+ Thiết lập, duy trì mối quan hệ với các ngân hàng.

+ Giao dịch, chuyển khoản, thanh toán với các đối tác thông qua ngân hàng. + Lưu trữ tài khoản của siêu thị tại các ngân hàng.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên các hoạt động giao dịch với ngân hàng và tình hình tài khoản siêu thị tại các ngân hàng.

Bộ phận vi tính

+ In giá tiền sản phẩm.

+ Theo dõi tình hình làm việc của nhân viên đểđánh giá, khen thưởng cho nhân viên. + Hỗ trợ hoạch định các kế hoạch mua – bán, lưu trữ hàng hóa và marketing.

+ Tổng hợp, báo cáo các hoạt động mua - bán và lưu trữ hàng hóa.

3.2.2 Tình hình nhân sự

+ Bộ phận văn phòng: 40 người

+ Bộ phận ngoài văn phòng: 100 người.

3.3 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA SIÊU THỊ

Quy trình hoạt động của siêu thị gồm 3 giai đoạn chính:

Hình 3.2Quy trình hoạt động chính của siêu thị

Ngoài các hoạtđộng chính trong quy trình hoạt động chính thì bên trong các hoạt động chính còn phân ra thành nhiều qui trình phụ tùy thuộc vào hoạtđộng chính.

3.4 SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG

3.4.1 Sản phẩm

Sản phẩm được bày bán ở siêu thị Co.opMart rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Danh mục các sản phẩm ở siêu thị: + Mỹ phẩm + Trang trí nội thất + Thủ công mỹ nghệ + Trái cây + Bách hóa + Công nghệ phẩm + Hàng gia dụng + Hàng lưu niệm + Lương thực - thực phẩm + Thực phẩm chế biến MUA HÀNG TỒN TRỮ BÁN HÀNG

+ May mặc

Ngoài các SP nêu trên thì ở siêu thị còn có các DV khác: như DV ăn uống giải khát và DV vui chơi giải trí.

3.4.2 Thị trường tiêu thụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường hoạt động của siêu thị là ở khu vực Quận 1 – Khu vực kinh doanh ngành siêu thị rất thuận lợi và nhiều tiềm năng, KH siêu thị hướng đến là các KH ở khu vực quận 1, quận 3 và quận 5.

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM QUA

Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 800,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 Năm D o a n h s ( n g h ìn đ n g ) Nhận xét chung :

Nhìn chung doanh số năm những năm gần đây có xu thế giảm, nguyên nhân chính khiến doanh số năm giảm là do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng nhanh dẫn đến sức mua giảm nên doanh số cũng giảm theo. Tuy nhiên với chính sách bình ổn giá cả hợp lý nên mức giảm là không đáng kể, doanh số năm vẫn giữở mức cao. Một nguyên nhân khách quan nữa mang đến thành quả trên là do siêu thị nằm ngay trung tâm thành phố, thu nhập của người dân ởđây là khá cao nên mức tăng giá của các sản phẩm gia dụng không phải là mối lo quá lớn của họ.

3.6 NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Tháng 8/2000: nhận danh hiệu Anh hùng trong thời kỳđổi mới.

Tháng 5/2002: Saigon Co.op vinh dự nhận huân chương lao động hạng nhất. Năm 2/2004: Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000.

Năm 2004 – 2007: Saigon Co.op liên tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương.

Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức (2005 – 2006 -2007).

Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn.

Đoạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức International Arch Europe Of Award trao tặng.

Với bề dày lịch sử và những bước đi thích hợp, Co.opMart Cống Quỳnh ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm của KH và khẳng định được vị thế của siêu thị trên thị

trường, thành công nối tiếp thành công không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế

giới; điều đóđược cụ thể hóa qua những danh hiệu, giải thưởng mà siêu thị nhận được từ khi mới thành lập cho đến nay.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung của chương nhằm giúp giải quyết các vấn đề đã được nêu trong chương 1 về

mục tiêu của LVTN này: xác định lượng hàng mua - lượng lưu trữ - lượng hàng bán,

xác định nhóm mặt hàng ưu tiên khi tiến hành đặt hàng và lưu kho, lựa chọn phương án đặt hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Nội dụng của chương gồm:

 Dữ liệu thu thập và kết quả xử lý

Xác định tổng chi phí tồn kho theo phương án cần lô nào cấp lô đó Xác định tổng chi phí tồn kho theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ Xác định tổng chi phí tồn kho theo lượng đặt hàng thời đoạn.

4.1 DỮ LIỆU THU THẬP VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ

Qui ước: dấu chấm ngăn cách phần thập phân.

Một số ký hiệu :

EOQ : lượng đặt hàng kinh tế.

p : giá trung bình / thùng (SP)

D : nhu cầu trung bình năm.

: độ lệch chuẩn. Q : số sản phẩm / thùng (bao, gói). N : số lần đặt hàng. n : số thời đoạn. Công thức và đơn vị : Công thức độ lệch chuẩn: 6 min max p p

 (xét trong phân phối chuẩn).

Ý nghĩa độ lệch chuẩn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ lệch chuẩn (ĐLC) là một giá trị thể hiện sự hội tụ hay phân tán của một tập dữ liệu.

Trong thống kê ĐLC thể hiện mức độ dao động quanh giá trị kỳ vọng của một tập số

liệu. Giá trị độ ĐLC càng nhỏ thì mức độ dao động quanh giá trị kỳ vọng càng nhỏ,

tức là giá trị kỳ vọng càng gần với giá trị thực. Ngược lại, giá trị ĐLC càng lớn thì mức độ dao động càng lớn, giá trị kỳ vọng càng xa giá trị thực, tức là sai số giữa giá trị

Công thức giá trung bình: 2 min max p p   nghìn đồng /đơn vị SP Đơn vị tính CP, DS, P: nghìn đồng

Hai nhóm hàng chính : nhóm các mặt hàng gia dụng và nhóm hàng may mặc.

+ Nhóm các mặt hàng gia dụng Bảng 4.1: Bảng dữ liệu nhóm hàng gia dụng Tên nhóm hàng hàng Nhập Tồn Xuất P max P min ĐLC Nhu cầu Bia lon 01 200 250 380 16.5 11.00 5.5 1.83 19760 Nước ngọt lon 02 100 150 200 7.9 6.15 4.4 0.58 10400 Nước ngọt chai 03 120 150 200 106 55.20 4.4 16.93 10400 Rượu các loại 04 100 100 120 3400 1714.50 29 561.83 6240 Nước khoáng 05 100 80 150 19 10.50 2 2.83 7,800 Gạo 06 50 40 60 167 104.75 42.5 20.75 3120 Giấy vệ sinh 07 100 100 120 33.2 30.35 27.5 0.95 6240 Khăn ướt / lạnh 08 100 120 150 25.8 14.80 3.8 3.67 7800 Đồ điện 09 150 200 300 3790 2020.00 250 590.00 15600 Mì gói 10 300 450 650 4.5 3.50 2.5 0.33 33800 Mì ly 11 200 400 500 27.5 15.75 4 3.92 26000 Bánh các loại 12 150 200 280 121 61.35 1.7 19.88 14560 Chất tẩy rửa 13 100 120 180 86 50.75 15.5 11.75 9360 Nước lau sàn 14 200 200 300 74 44.60 15.2 9.80 15600

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MUA HÀNG THÍCH HỢP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ TỒN KHO CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART CỐNG QUỲNH - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 26 - 72)