Thiết bị phản ứng xuyên tâm [1,13]

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng isome hóa năng suất 100.000 tấn (Trang 50 - 52)

d. Công nghệ Axens IFP [5]

2.3.1. Thiết bị phản ứng xuyên tâm [1,13]

Trong quá trình isome hóa sử dụng thiết bị phản ứng có lớp đệm phản ứng cố định. Người ta phân thiết bị phản ứng lớp đệm xúc tác cố định thành 2 loại: Thiết bị phản ứng dọc trục, thiết bị phản ứng xuyên tâm.

Cấu tạo chung của thiết bị phản ứng đệm cố định

Trong đồ án này em lựa chọn thiết bị phản ứng xuyên tâm với độ tụt áp 0,3at.

Lò phản ứng loại xuyên tâm có cấu trúc hình trụ, bên trong vỏ lò có lớp lót chịu nhiệt rất dày được làm bằng các vật liệu chịu nhiệt tốt. Lớp chịu nhiệt này cho phép ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa vỏ lò phản ứng với môi trường để tăng tuổi thọ của thiết bị và giảm chiều dày của vỏ thiết bị. Đầu vào của lò phản ứng có bộ phận phân phối nguyên liệu nhằm tận dụng tối đa thể tích vùng xúc tác, tránh tạo vùng chết trong thiết bị. Hệ thống phân phối này giúp tăng thời gian lưu đồng thời giảm tổn thất áp suất. Để tạo hướng chuyển động của dòng hơi nguyên liệu xuyên tâm, bên trong thiết bị được bố trí cốc hai vỏ hình trụ có đục lỗ ở thành làm bằng thép, giữa hai lớp vỏ cốc có chứa xúc tác. Hỗn hợp hơi đi qua các lỗ này, qua lớp xúc tác theo hướng vuông góc với trục lò rồi vào ống trung tâm đi ra ngoài. Thiết kế theo dòng chảy xuyên tâm tạo ra sự tiếp xúc hiệu quả giữa nguyên liệu và xúc tác, do đó có thể giảm được kích thước thiết bị một cách đáng kể mà vẫn đảm bảo được năng suất. Trong quá trình vận hành cần phải khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ trong lò phản ứng. Chính vì vậy, người ta sử dụng các pin nhiệt điện gắn ngoài thành thiết bị và bên trong thiết bị.

Ống trung tâm được thiết kế các hình răng khía thẳng dọc trục giúp định hướng cho lớp xúc tác tránh mài mòn thiết bị.

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế phân xưởng isome hóa năng suất 100.000 tấn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w