Mô hình phân cấp

Một phần của tài liệu giáo án môn cơ sở dữ liệu (Trang 27 - 30)

Mô hình phân cấp là mô hình mạng có cấu trúc đặc biệt như là một rừng (tập hợp các cây). Trong mỗi cây, một link chỉ theo hướng từ nút con đến các nút bố mẹ, trong mô hình phân cấp chúng ta cũng sử dụng các đối tượng như trong mô hình mạng( kiểu bản ghi, format bản ghi, bản ghi). Chúng ta có thể thiết kế mô hình phân cấp từ mô hình mạng bằng cách tách dần các cây băõt đầu từ nút có link đi đến nhiều nhất mà không có link đi ra làm gố c của cây, găõn các nút có link đi đến nút vừa chọn làm gốc cho cây con của nó. Và tiếp tục gán các con cháu của nó cho đến khi không gán được nữa . Tiếp theo chọn cac nút còn lại chưa được gán không có link đi ra từ nó làm nút gốc của cây mới . Quá trình tiếp tục cho đến khi không còn nút nào của mạng chưa được gán vào một cây nào đó.

Ví dụ: Chuyển đổi sang mô hình phân cấp từ mô hình mạng trong ví dụ trong mô hình mạng về siêu thị YVCB

SINHVIEN

T

NGOAINGU

ANH PHAP NGA

2 A 4 C 3 B 1 A

Chương 3 LÝ THUYẾT THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

GIANH

NHANVIEN NGUOIQL MATH

DMS NMG NGUOICC NMG KHACHH DONDH MDS

Đặt vấn đề

Cho lược đồ quan hệ R(A1,A2,...,An), ứng với một tập thực thể hoặc một mối quan hệ trong sơ đồ mối quan hệ thực thể . Mỗi hiện hành của R chứa các dữ liệu phản ánh thông tin về một đối tượng hoặc mối quan hệ giữa các đối tượng trong thế giới thực. Tuy nhiên, không phải tập các bộ tùy ý các giá trị của thuộc tính đều là hiện hành của 1 lược đồ quan hệ nào đó.

Ví dụ: xét lược đồ quan hệ SINH_VIÊN(TÊN,TUỔI) thì quan hệ sau

TÊN TUỔI

Nguyễn văn A 21 Trần thị B 100

Lê văn C 24

đây không phải là một hiện hành của quan hệ SINH_VIÊN, vì rằng không có sinh viên nào có tuổi 100.

Hoặc lược đồ quan hệ NGƯỜICC(TÊNCC,TÊNMH,GIÁ), xét quan hệ sau TÊNCC TÊNMH GIÁ

Nguyễn văn A Cà chua 2000đ

Trần thị B Cải 1500đ

Nguyễn văn A Cà chua 2500đ

Đây cũng không phải là một hiện hành của đồ quan hệ NGƯỜICC vì rằng không thể có một người cung cấp cùng một mặt hàng với 2 giá khác nhau.

Như vậytrong các hiện hành của các lược đồ quan hệ có một số ràng buộc về dữ liệu

1. Ràng buộc về ngữ nghĩa miền

Ràng buộc này phụ thuộc vào khả năng hiểu biết về giá trị của các thuộc tính (các thành phần của quan hệ ). Chẳn hạn nếu thuộc tính Ai là tuổi thì ta có thể hạn chế miền giá trị Di của nó trong khoản [0,200]

2. Ràng buộc liên quan đến giá trị của một vài thuộc tính trong lược đồ quan hệ

Chẳn hạn sự bằng nhau giá trị của các thuộc tính này dẫn đến sự bằng nhau về giá trị của các thuộc tính khác ta gọi là phụ thuộc hàm.

2.3.4.1 Định nghĩa:

Cho lược đồ quan hệ R(A1,A2,...,An), X,Y⊆{ A1,A2,...,An}. Ta nói rằng X xác định Y hay Y phụ thuộc hàm vào X nếu trong mọi hiện hành r của R có 2 bộ bằng nhau trên tập thuộc tính X thì phải bằng nhau trên tập thuộc tính Y. ký hiệu X→Y

hay nói cách khác với 2 bộ η,ϕ∈r; η(X)=ϕ(X) ⇒η(Y)=ϕ(Y)

ví dụ trong lược đồ quan hệ NGƯỜICC(TÊNCC,TÊNMH,GIÁ) ta có phụ thuộc hàm sau {TÊNCC,TÊNMH→GIÁ}

Như vậy mọi hiện hành của lược đồ quan hệ NGƯỜICC phải thỏa mãn phụ thuộc hàm {TÊNCC,TÊNMH→GIÁ}

Để thuận tiện cho việc mô tả một số vấn đề về phụ thuộc hàm ta sử dụng các ký hiệu sau:

1. các chữ cái lớn đầu dãy alpha ký hiệu các thuộc tính A,B,C,...

2. các chữ cái lớn ở cuối dãy alpha ký hiệu các tập thuộc tính V,Q,U,...

3. Một tập hữu hạn các thuộc tính có thể thay cho lược đồ quan hệ . chẳn hạn ta viết (A1,A2,...,An) thay cho R(A1,A2,...,An)

4. Tập các thuộc tính có thể thay bằng dãy thuộc tính đó ví dụ ABCD thay cho {A,B,C,D}

5. phép ghép 2 xâu ký tự thay cho phép hợp 2 tập thuộc tính ví dụ ABC∪DE=ABCDE 2.3.4.2 Cơ sở lý luận của phụ thuộc hàm

Một phần của tài liệu giáo án môn cơ sở dữ liệu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)