Tích hợp Đọc hiểu văn bản với Tiếng việt tức là cho học sinh tìm hiểu giải nghĩa các yếu tố Hán Việt, các từ khó trong văn bản, để giúp học sinh nắm được nghĩa từ Hán Việt cho học sinh.
Có thể yêu cầu học sinh trả lời, giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt ngay sau khi học sinh đọc văn bản.
Có thể lồng phần giải nghĩa các từ Hán Việt trong khi phân tích văn bản thơ. Phân tích đến đâu có thể lồng ghép phần giải thích từ Hán Việt đến đó
* Tích hợp văn:
Liên hệ với bài thơ đang dạy học với các bài thơ cùng loại đã được học, một cách tinh tế, nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến cảm xúc bài thơ.
Thu hứng ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đỗ Phủ cùng gia đình chạy loạn An Lộc Sơn trong cảnh đói rét, bần hàn. Năm 766 nhà thơ cư ngụ tại Qùy Châu trong cảnh tuổi già sức yếu, bệnh tật, nghèo khổ dã sang tác chum thơ thu (8 bài). Thu hứng là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ ấy.
III. “Hoàng Hạc lâu”
1. Phương pháp đọc diễn cảm
Với bài thơ thơ này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ này chậm rãi, nhẹ nhàng để thể hiện rõ cái sầu buồn man mác của bài thơ.
Bài thơ “Hoàng hạc lâu” được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật với cách ngắt nhịp 4/3. Bốn câu thơ đầu miêu tả cõi tiên với dư vị buồn tiếc nuối và bốn câu sau miêu tả cảnh trần tục mang âm hưởng buồn chiều hôm nhớ nhà.
2. Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh nguyên tác - dịch thơ:
Chúng ta sẽ so sánh đối chiếu giũa bản phiên âm với bản dịch thơ của nhà thơ Tản Đà.Tản Đà với lối ,dịch tái tạo mà tái sinh nguyên tác có thể xem là đạt đến trình độ hoàn mĩ ở bản dịch, song vẫn có một số điểm bất cập và đi ngược nguyên tác: