Hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu SKKN Phương pháp dạy thơ Đường (Trang 25 - 26)

6.. Phương pháp tích hợp

Muốn có sự cảm nhận sâu sắc về một bài thơ, trước hết phải hiểu “nội dung” của nó. Trong thơ Đường, điển tích, điển cố rất nhiều đòi hỏi người giáo viên phải hiểu sâu hiểu kỹ mới có thể cắt nghĩa lý giải được.

Vì thế, để hiểu hết một bài thơ Đường GV phải giúp HS tiếp cận với vấn đề một cách khoa học và hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề một cách thấu đáo, chi tiết. Có thể tìm hiểu thơ Đường qua các cách khai thác sau:

Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu vần, địa danh, hình ảnh: * GV: Trong bài thơ nói đến những địa danh nào?

Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài đó là: Hoàng Hạc, Dương Châu, đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy, ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm ho cuộc chia li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh Dương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh từ biệt.

* GV: Hình ảnh cánh buồm ngày càng xa gợi lên điều gì?

Hình ảnh càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu luật đối lập, đồng nhất * GV: Em hãy chỉ ra sự đối lập và đồng nhất trong bài thơ?

− Đồng nhất:

Cánh buồm tự do = con ngừơi phóng khoáng. Cánh buồm xa dần = nỗi nhớ tăng dần.

− Đối lập:

Con người nhỏ bé >< vũ trụ bao la Dòng sông hữu hạn >< bầu trời vô hạn Cảnh còn >< người khuất

Khai thác bài thơ Đường dựa vao nghệ thuật “ý tại ngôn ngoại”

* GV: Theo em, nghệ thuật “ý tại ngôn ngoại” được thể hiện qua các hình ảnh

nào?

- Hoàng Hạc lâu: nơi Phí Văn Vi thường cưỡi hạc vàng đến đây nghỉ ngơi. - Yên tam hoa nguyệt: chia tay giữa tháng ba, mùa sông nước như khói làm không gian lãng đãng.

- Cô phàm: cánh buồm lẻ loi đưa chiếc nói cảnh đi xa và người ở lại đều cô đơn.

- Trường Gian thiên tế lưu: dòng sông chảy vào cõi trời. Để lại cái nhìn bất lực trước cảnh vật hùng vĩ, khoáng đạt.

II. “Thu hứng”

Một phần của tài liệu SKKN Phương pháp dạy thơ Đường (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w