Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế quận Ba Đình TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH TP HÀ NỘI (Trang 63 - 77)

cục thuế quận Ba Đình- TP Hà Nội

3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế

Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay và sắp tới. Việc quản lý nợ là điều kiện để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Nếu quản lý nợ thuế không đầy đủ và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế. Không những thế nó còn làm cho tình trạng nợ kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế của Nhà Nước. Đảm bảo quản lý nợ chính xác góp phần rất quan trọng trong việc đôn đốc thu nợ, giảm thiểu số nợ, chống thất thu cho NSNN.

Luật Quản lý thuế mới số 21/2012/QH13 ban hành ngày 20/11/2012 bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2013, luật này sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11. Vì vậy công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình phải bám sát theo Luật mới sửa đổi. Để thực hiện điều này, chi cục thuế quận Ba Đình cần tập trung thực hiện những việc sau:

- Chi cục thuế quận Ba Đình cần rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế theo Luật

quản lý thuế 2012. Khi hết thời hạn theo các quyết định giãn nợ mà người nộp thuế chưa nộp hết số thuế nợ thì cần cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật quản lý thuế để thu hồi số nợ thuế. Đối với các khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại, cơ quan thuế rà soát lại các thủ tục giải quyết khiếu nại, thuộc quyền giải quyết của cấp Chi cục thì phải khẩn trương xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu thuộc thẩm quyền cấp cục, Tổng cục thuế hoặc Bộ Tài chính thì báo cáo lên để giải quyết. Khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại cần đôn đốc cán bộ quản lý nợ xử lý dứt điểm.

Hiện nay tình hình thực tế tại chi cục thuế quận Ba Đình thì số nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ thuế. Vì vậy giải pháp để giải quyết vấn đề trên là chi cục thuế cần chú trọng hơn đến kiểm tra chế độ sổ sách, kiểm soát chặt chẽ chứng từ hóa đơn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, cán bộ các đội kiểm tra, đội thuế liên phường cũng phải nắm chắc các khoản nợ phát sinh trên tờ khai hàng tháng của các DN, hộ kinh doanh để đôn đốc, thu dốc nợ thuế phát sinh trong tháng kịp thời, tránh nợ thuế kéo dài và tăng mạnh.

- Chi cục thuế cần quy định xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế theo Điều 106

Luật quản lý thuế 2012 như sau:

quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 34 của Luật quản lý thuế 2012 và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

+ Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 106

+ Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

+ Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.

+ Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều 106

- Đối với các trường hợp người nộp thuế được xử lý gia hạn nộp thuế theo Luật quản lý thuế mới từ 01/07/2013 bao gồm các trường hợp sau:

Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh; Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;

Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.

- Đối với các khoản nợ thuế do chậm nộp phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật quản lý thuế đã quy định để thu hồi vào ngân sách. Đối với các khoản nợ khó thu của các doanh nghiệp đã giải thể, các đối tượng đã bỏ trốn, mất tích không có đối tượng để thu hồi nợ thì cơ quan thuế cần theo dõi riêng, không tính phạt chậm nộp. Sau đó cần tổng hợp, báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên để xin chủ trương xử lý.

- Đối với các khoản nợ có khả năng thu cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích, về nghĩa vụ cho người nộp thuế, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phậm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

- Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chi cục tổ chức thực hiện xóa nợ đối với các trường hợp sau đây:

a) Tiền thuế nợ, tiền phạt của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh;

b) Tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này.

3.2.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Hiện tại, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình cũng đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để phục vụ tốt hơn cho công tác triển khai, đánh giá kết quả từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm tăng thu nợ vào NSNN. Cụ thể như sau:

3.2.2.1 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ - Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng số thuế ghi thu

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Đồng thời, cho biết khả năng thu nợ của từng địa phương trên tổng số thuế ghi thu từng thời kì tăng lên hay giảm đi, so sánh tỷ lệ thực hiện kỳ này với thực tế các kỳ trước đó sẽ giúp cho cơ quan thuế cấp trên có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo thu nợ tại địa phương. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ có khả năng thu ( hoặc nợ không có khả năng thu…) / Số thuế ghi thu Tiêu chí đánh giá này phản ánh tình hình các loại nợ cụ thể. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ và đốc thu của cơ quan thuế đối với từng loại nợ đạt đến mức độ nào. Qua đó, cho thấy cần tập trung các biện pháp quản lý nợ và đôn

đốc thu nộp với những loại nợ nào trong một thời kỳ nhất định. Tỷ lệ này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào.

- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp Công thức tính chỉ tiêu này như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuổi nợ bình quân

Tiêu chí này cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào ngân sách Nhà nước. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.

- Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ thu nợ thuế / Số thuế quá hạn thu hồi được Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tỷ lệ chi phí hành chính = (Tổng chi phí thực tế dùng cho thu nợ / Tổng số tiền nợ quá hạn thu hồi được trong năm ) *100%

Tiêu chí này cho biết mức độ chi phí để thu hồi nợ như thế nào, để thu được một đông nợ thuế thì mất bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nếu chỉ tiêu này ở mức 100% thì xét riêng về hiệu quả kinh tế là bằng không vì số chi ra để thu nợ đúng bằng số thuế thu về được.

- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn / Số người nộp thuế

Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định. Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.

3.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế.

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đã thực hiện trong một thời kỳ như thế nào. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả công tác cưỡng chế thuế càng tốt.

Chỉ tiêu này cũng có thể vận dụng để đánh giá tính hiệu quả của từng hình thức cưỡng chế thuế cụ thể như: cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản, cưỡng chế bằng kê biên tài sản, cưỡng chế bằng trừ lương…

- Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế / Tổng số tiền thuế thu được qua cưỡng chế

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Tỷ lệ chi phí cưỡng chế= (Tổng chi phí thực tế dùng cho cưỡng chế thuế / Tổng số tiền nợ thu được trong năm) *100%

Tiêu chí này phản ánh chi phí thực tế mà cơ quan thuế đã phải bỏ ra để thực hiện các cuộc cưỡng chế so với số thuế có thể thu được qua cưỡng chế. Chỉ tiêu này càng thấp thì tính hiệu quả của cưỡng chế thuế càng cao. Khi chỉ tiêu này bằng và lớn hơn 100% thì tính hiệu quả xét riêng dưới góc độ số thu rất thấp, thậm chí có thể nói là phi hiệu quả. Đối với từng cuộc cưỡng chế có thể chấp nhận tính phi hiệu quả này để đánh đổi lấy sự cảnh báo, răn đe. Nhưng nếu tính tổng thể thì không thể chấp nhận tính phi hiệu quả này.

3.2.2 Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong công tác quản lý nợ thuế

Hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế chưa cao có một phần trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ thuế. Bộ phận này chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác xử lý nợ thuế. Do đó, cần phải tổ chức sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ của bộ phận này phải đảm bảo từng nhóm đối tượng nộp thuế phải có cán bộ cụ thể quản lý theo dõi đôn đốc nộp thuế. Lãnh đạo Chi cục cần giao chỉ

tiêu kế hoạch cần đạt được cho Lãnh đạo đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế để tăng cường trách nhiệm cho bộ phận này.

Bất cập của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế hiện nay là việc phân công cán bộ quản lý nợ chưa hợp lý. Do đó, cơ quan thuế tại chi cục cần phân công cán bộ quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế một cách rõ ràng trên cơ sở nhu cầu công việc và trình độ của cán bộ. Có thể phân công cán bộ quản lý khép kín từ quản lý nợ đến cưỡng chế nợ thuế hoặc phân công quản lý trên cơ sở phát sinh công việc. Mỗi khoản nợ, nhóm đối tượng nộp thuế cụ thể phải có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm. Đảm bảo mỗi cán bộ quản lý nợ được giao quản lý đối tượng nợ thuế, khoản thuế phù hợp, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế tình trạng quá tải của cán bộ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu cán bộ thuế phụ trạch quản lý nợ, đôn đốc thu nộp không hoàn thành chỉ tiêu, để nợ thuế của các đối tượng mình phụ trách vượt quá chỉ số quy định. Trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ đôn đốc thu nộp và thu hồi nợ động mà có nguyên nhân khách quan thì cần xem xét thỏa đáng những nguyên nhân này để có phương án xử lý phù hợp. Cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm, thông đồng hoặc bao che cho người nộp thuế để phát sinh nợ thuế, không thu hồi được nợ đọng.

3.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế

Cải cách hành chính trong mấy năm qua cho thấy, yếu kém lớn nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáo ứng được yêu cầu cải cách hiện đại hóa ngành Thuế. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được tăng cường số lượng cán bộ công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, nhất là khi chức năng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế được tách thành một chức năng riêng thì hầu hết cán bộ chưa được đào tạo kỹ năng cơ bản về

thuế thì giải pháp quan trọng là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tiên tiến và hiện đại.

Bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các chương trình bồi dưỡng tập huấn, Chi cục nên mời các chuyên gia giỏi ở các cơ sở đào tạo chuyên sâu trong nước về tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Ngoài ra cũng nên tổ chức các cuộc thi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan thuế ở khu vực khác trên địa bàn Hà Nội hoặc giữa các tỉnh, thành phố khác trên cả nước để nâng cao trình độ nghiệp vụ thực tế cho các cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

3.2.4 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ thuế và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH TP HÀ NỘI (Trang 63 - 77)