Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH TP HÀ NỘI (Trang 26 - 32)

1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế

Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cơ quan thuế các cấp được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ

- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Thực hiện chương trình chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm

Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ

- Phân công công chức quản lý nợ - Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ

- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ - Phân tích, đánh giá và xử lý nợ - Lưu hồ sơ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ thuế - Lập báo cáo

- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ

1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế, nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai và cứ như thế cho đến hết; không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiến hành biện pháp sau.

Để thực hiện cưỡng chế thuế, cơ quan thuế hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ

tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

Quyết định cưỡng chế hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế ; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.

Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh trò hoãn được chấm dứt.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào NSNN. Căn cứ đẻ chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN của người bị cưỡng chế có xác nhận của Kho bạc Nhà Nước hoặc cơ quan được pháp thu thuế, ngân hàng thương mại , tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.

 Nội dung và trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế

Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà Nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Đồng thời, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác cung cấp.

Biện pháp 2: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập

Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền trả nợ thuế. Biện pháp này áp dụng đối với NNT bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.

Biện pháp 3: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế.

Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng

chế. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.

Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được 3 biện pháp cưỡng chế đã trình bày ở phía trên hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt; (ii) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.

Biện pháp 5: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế và thực hiện đối với những người nợ thuế có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi NNT có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Được sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế và biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi quyết định thành lập tổ cưỡng chế và quyết định cưỡng chế được công bố, Bộ phận kê khai căn cứ quyết định thực hiện đóng mã số thuế và lập biên bản thu hồi mã số thuế. Áp dụng lại mã số thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN. Khi đó, cơ quan thuế lập biên bản áp dụng lại mã số thuế cho người nợ thuế bị cưỡng chế tiếp tục sử dụng.

Biện pháp 8: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt.

Cơ quan thuế ban hành văn bản cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp này.

Qua việc nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thì hành vi nợ thuế quá hạn là một hành vi vi phạm pháp luật thuế. Là một trong những nguyên nhân gây thất thu cho NSNN, gây mất công bằng xã hội, tạo tâm lý coi thường pháp luật thuế đối với những đối tượng nộp thuế. Và ta cũng phân biệt được hành vi nợ thuế và hành vi trốn thuế để có những biện pháp quản lý phù hợp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH TP HÀ NỘI (Trang 26 - 32)