Rèn luyện kĩ năng giải toán thông qua củng cố, luyện tập

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng ứng dụng tích phân cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Rèn luyện kĩ năng giải toán thông qua củng cố, luyện tập

Cấu tạo của SGK ở phổ thông theo nguyên tắc: Mỗi nội dung Toán học mới đều dựa vào những nội dung đã học trƣớc kia. Vì vậy việc củng cố tri thức kĩ năng một cách có định hƣớng và có hệ thống có ý nghĩa to lớn trong việc dạy học toán. Củng cố cần đƣợc thực hiện không chỉ đối với tri thức mà còn đối với cả kĩ năng, kĩ xảo, thói quen và thái độ.

Trong môn Toán củng cố diễn ra dƣới các hình thức: Luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hóa và ôn.

Luyện tập: Trƣớc hết nhằm mục tiêu rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Luyện

tập không phải chỉ đối với tính toán mà còn cả đối với việc dựng hình, vẽ đồ thị hàm số, giải phƣơng trình và bất phƣơng trình, sử dụng thƣớc, máy tính...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đào sâu: Đào sâu trƣớc hết nhằm vào việc phát hiện và giải quyết

những vấn đề liên quan đến những phƣơng diện khác nhau, những khía cạnh khác nhau của tri thức, bổ sung, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức.

Những cách đặt vấn đề điển hình để đào sâu tri thức là: Nghiên cứu về sự tồn tại và duy nhất, xem xét những trƣờng hợp mở rộng, những trƣờng hợp đặc biệt hoặc suy biến, nghiên cứu những mối liên hệ và phụ thuộc, lật ngƣợc vấn đề, thay đổi hình thức phát biểu.

Ứng dụng: Đƣợc hiểu là vận dụng những tri thức và kĩ năng đƣợc lĩnh

hội vào việc giải quyết những vấn đề trong nội bộ môn Toán cũng nhƣ trong thực tiễn. Trong khâu ứng dụng cần rèn luyện cho HS năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, lựa chọn bộ phận tri thức và kĩ năng thích hợp, tìm kiếm con đƣờng giải quyết, lí giải và trình bày lời giải, kiểm tra đánh giá kết quả và sắp xếp kiến thức đạt đƣợc vào hệ thống tri thức đã có.

Ngoài dạng bài tập chứng minh, tìm tòi, mặt quan trọng nữa là ứng dụng thực tế của Toán học. Trong trƣờng hợp này, cần làm nổi bật và dần dần khắc sâu cách tiếp cận và giải quyết vấn đề nhƣ sau:

- Toán học hóa tình huống thực tế.

- Dùng công cụ toán học để giải quyết bài toán trong mô hình này. - Chuyển kết qủa trong mô hình toán học sang lời giải của bài toán thực tế. Việc này làm cho HS thấy rõ mối quan hệ giữa toán học và thực tế góp phần giáo dục thế giới quan, thẩm mĩ cho HS.

Hệ thống hóa: Nhằm vào việc so sánh, đối chiếu những tri thức đã đạt

đƣợc, nghiên cứu những điểm giống nhau và khác nhau, làm rõ những mối quan hệ giữa chúng. Nhờ đó ngƣời học đạt đƣợc không chỉ những tri thức riêng lẻ mà còn cả hệ thống tri thức.

Ôn: Tức là nhắc lại tri thức, luyện lại kĩ năng đã có. Ôn giữ một vị trí đặc biệt so với bốn hình thức khác nhau của củng cố, bởi vì nó thƣờng đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết hợp với các hình thức đó, thậm chí đan kết, hòa nhập vào các hình thức đó. Ôn lại không phải chỉ là những gì lĩnh hội đƣợc trong bài lí thuyết mà khi cần thiết có thể nhắc lại cả tri thức đã đạt đƣợc trong các khâu của củng cố.

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng ứng dụng tích phân cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 27 - 29)