Nợ quá hạn ủy thác thông qua tổ chức Hội đoàn thể:

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể tại nhcsxh huyện chợ mới (Trang 35 - 38)

Cũng như doanh số thu nợ, thì nợ quá hạn phản ánh chất lượng hiệu quả của vốn đầu tư. Bản thân nợ quá hạn là một vấn đề tất yếu gắn liền với hoạt động mà các ngân hàng luôn tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất, càng thấp càng tốt, do đây là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, được đảm bảo bằng tín chấp, nên ít nhiều không thể thoát khỏi tình trạng nợ quá hạn. Vì vậy vấn đề đặt ra là ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Sau đây là tình hình nợ quá hạn thể hiện qua các Hội:

ĐVT:Triệu đồng

Đối tượng

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền %

Hội Phụ Nữ 174 216 302 42 24,14 86 39,81

Hội Nông Dân 221 213 403 -8 -3,61 190 89,20

Hội Cựu Chiến Binh 79 88 260 9 11,39 172 195,45

Đoàn Thanh Niên 53 135 232 82 154,71 97 71,85

Tổng 527 652 1.197 125 23,72 545 83,59

(Nguồn: NHCSXH huyện Chợ Mới)

Biểu đồ 4: Nợ quá hạn ủy thác thông qua tổ chức các Hội đoàn thể

Qua kết quả bảng 5 cho ta thấy, tình hình nợ quá hạn của các Hội thay đổi qua từng năm. Tổng nợ quá hạn năm 2009 là 527 triệu đồng. Trong đó, Hội nông dân chiếm 221 triệu đồng, Hội phụ nữ 174 triệu đồng còn lại Hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên lần lượt là 79 triệu đồng và 53 triệu đồng. Đến năm 2010 tổng

nợ quá hạn đã tăng lên thành 652 triệu đồng, cụ thể: hội phụ nữ là 216 triệu đồng tăng 24,14% so với năm 2009, Hội nông dân là 213 triệu đồng giảm 3,61% so với năm 2009, Hội cựu chiến binh là 88 triệu đồng tăng 11,39% so với năm 2009, Đoàn thanh niên là 135 triệu đồng tăng 154,71% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng nợ quá hạn là 1.197 triệu đồng tăng 83,59% tương ứng 545 triệu đồng so với năm 2010.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn ủy thác qua các Hội có giảm nhưng vẫn còn cao. Là do những năm qua, tình trạng xâm tiêu vốn của các tổ trưởng có chiều hướng tăng lên. Qua công tác đối chiếu huyện đã phát hiện ra nhiều trường hợp xâm tiêu vốn với số tiền khá lớn. Bên cạnh đó, qua kiểm tra, giám sát các xã, cho thấy một số Ban giảm nghèo ở xã làm việc chưa đều tay, cán bộ chuyên trách giảm nghèo chưa nắm chắc số liệu, tình hình vay vốn, trả nợ của các hộ nên làm hạn chế việc tham mưu cho Trưởng ban giảm nghèo, một số thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo thay đổi, thiếu tính ổn định làm giảm hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Bên cạnh đó một số cấp Hội, Tổ TK&VV chưa thực hiện đầy đủ, hiệu quả 6 công đoạn. Nhiều Tổ chất lượng hoạt động chưa cao, năng lực quản lý của Tổ trưởng còn hạn chế. Tổ trưởng và cán bộ Hội tham gia giao ban hàng tháng tại các điểm giao dịch chưa đầy đủ, còn mang tính hình thức chưa có biện pháp tích cực, hiệu quả trong thu hồi nợ quá hạn. Công tác thu lãi phần lớn dồn vào tổ trưởng, ít tổ có đủ ban quản lý hoạt động trong khi có người đủ điều kiện tham gia. Các Tổ sáp nhập còn tình trạng thiếu sự liên kết, chia sẻ và chịu trách nhiệm chung giữa các thành viên Ban quản lý Tổ. Việc lưu giữ hồ sơ pháp lý của các Tổ TK&VV tại Hội đoàn thể các xã, thị trấn được kiểm tra chưa liên tục, gọn gàng, thiếu tính hệ thống. Một số Hội công tác theo dõi, quản lý vốn ủy thác tập trung vào Chủ tịch hội, đến khi Chủ tịch hội đi vắng, thì phó chủ tịch còn lúng túng, nắm không vững tình hình thực tế. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa được Hội đoàn thể quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý các Tổ TK&VV, sau khi kiểm tra chưa gửi báo cáo kết quả cho NHCSXH trên địa bàn để phối hợp xử lý.

Ngoài những nguyên nhân chung như công tác tuyên truyền chưa tốt, người dân hiểu chưa đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia vay vốn dẫn đến tư tưởng ỷ lại, còn có các nguyên nhân khác như công tác kiểm tra, giám sát của các hội tại địa phương chưa thường xuyên, chất lượng kiểm tra, giám sát chưa đạt yêu cầu, chưa phát hiện được những trường hợp có dấu hiệu sai phạm tại các địa bàn thuộc khu vực này còn nổi lên các vấn đề như tỷ lệ hoàn trả vốn, lãi đúng kỳ hạn thấp.

Tóm lại, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kết hợp hội thảo nâng cao nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ cơ sở tại các địa bàn có nợ quá hạn cao, cần từng bước nâng cao trình vai trò và trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo; đồng thời tiếp tục củng cố, tăng cường năng lực hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức tốt màng lưới điểm giao dịch cấp xã để thực hiện giải ngân trực tiếp đến người vay đảm bảo an toàn cho người vay. Có như vậy, NHCSXH sẽ thực hiện tốt mục tiêu giảm nợ quá hạn gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể tại nhcsxh huyện chợ mới (Trang 35 - 38)