Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. Đối với NHCSXH cũng không ngoại lệ. Hàng năm để hỗ trợ cho hoạt động của NHCSXH, nguồn vốn ngân sách nhà nước là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực ưu đãi đối với các đối tượng chính sách như đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của NHCSXH. Vì thế nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là từ Ngân Hàng Trung Ương, không tổ chức huy động từ dân. Nên nhiệm vụ của Ngân Hàng là cho vay theo doanh số mà Ngân Hàng Trung Ương cấp hàng năm.
Do bản thân là ngân hàng hoạt động vì lợi ích xã hội, không vì muc tiêu lợi nhuận, chủ yếu cho vay qua tín chấp, nên ích nhiều gặp rủi ro trong tín dụng, vì vậy cần phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là tình hình cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể:
Bảng 2: Doanh số cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội đoàn thể
ĐVT: Triệu đồng, hộ
Đối Tượng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số Tiền Số Hộ Số Tiền Số Hộ Số Tiền Số Hộ Số Tiền % Số Tiền %
Hội Nông Dân 2.242 332 1.486 190 1.488 170 -756 -33,71 2 -0,13
Hội Phụ Nữ 2.433 349 1.715 282 2.336 302 -718 -29,51 621 36,20
Hội Cựu Chiến
Binh 2.594 420 1.150 158 1.624 208 -1.444 -55,66 474 41,21
Đoàn Thanh Niên 1.099 165 560 86 912 120 -539 -49,04 352 62,85
Biểu đồ 1: Doanh số cho vay ủy thác thông qua tổ chức Hội đoàn thể
Hội Nông Dân
Là Hội có doanh số cho vay tương đối cao trong các Hội. Cụ thể: trong năm 2009 số hộ nghèo được vay vốn là 332 lượt với doanh số cho vay là 2.242 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm 2010 số lượt hộ nghèo được tiếp cận với vốn vay tại ngân hàng có sự giảm sút chỉ còn lại 190 lượt với doanh số cho vay là 1.488 triệu đồng và con số này chỉ còn lại 170 lượt trong năm 2011.
Hội Phụ Nữ
Là Hội có doanh số cho vay cao nhất trong các Hội. Có thể thấy năm 2009 số lượng hộ được tiếp cận chương trình tín dụng hộ nghèo là 349 hộ với doanh số cho vay là 2.433 triệu đồng, sang năm 2010 doanh số cho vay giảm 29,51% so với năm 2009 và số hộ vay vốn cũng giảm xuống còn 282 hộ. Năm 2011 doanh số cho vay là 2.336 triệu đồng. Các con số trên đã khẳng định Hội luôn giữ vững mục tiêu thực hiện chính sách tín dụng giảm nghèo, đặc biệt giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững theo phương thức “giúp cần câu, không giúp con cá”.
Tương tự như các hội khác, tình hình doanh số cho vay của Hội Cựu Chiến Binh cũng tăng giảm qua các năm: năm 2009 là 2.594 triệu đồng, giải quyết cho 420 hộ. Sang năm 2010 doanh số cho vay giảm còn 1.150 triệu đồng với 158 lượt vay vốn. Đến năm 2011 doanh số cho vay tăng trở lại là 1.624 triệu đồng với 208 hộ so với cùng kỳ năm 2010.
Đoàn thanh niên
Đây là hội có doanh số cho vay thấp nhất trong các Hội cụ thể là năm 2009 đạt 1099 triệu đồng giải quyết cho 165 lượt hộ nghèo. Qua năm 2010 doanh số cho vay của Hội giảm còn 560 triệu đồng, số hộ cũng giảm còn 86 hộ, tương ứng với 49,04% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay của hội đạt 912 triệu đồng, số hộ tăng lên thành 120 hộ so với năm 2010.
Qua phân tích và đánh giá ở bảng 2 cho ta thấy vốn tín dụng của ngân hàng đã đến 100% xã, thị trấn. Hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay đều được đáp ứng vốn. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo đã có điều kiện tổ chức SXKD, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống. Ngoài ra NHCSXH tăng nguồn vốn Trung ương để nâng mức vay bình quân cho hộ từ 15 triệu đồng lên đến 30 triệu đồng, tăng dư nợ hộ nghèo, nâng cao chất lượng tín dụng. Nhờ có hoạt động vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho XĐGN nhanh, tạo sự phối hợp gắn bó giữa các tổ chức CT-XH trong xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở cơ sở, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền. Việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn có tác động quan trọng đối với việc giữ đất, giữ làng, giữ gìn biên cương của Tổ quốc, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh. Củng cố niềm tin cho các tổ chức Hội đoàn thể và các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới của Đảng. Thông qua uỷ thác từng phần, các tổ chức nhận ủy thác đã giúp cho NHCSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa, dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động tín dụng ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Đồng thời thông qua hoạt động uỷ thác đã giúp cho kênh vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối
tượng, giúp cho các hộ nghèo được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng, giảm thời gian giao dịch tín dụng, tiết kiệm chi phí đi lại. Việc cho vay vốn qua Tổ TK&VV còn làm tăng sự đoàn kết tình làng nghĩa xóm, tính nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Giúp các hộ nghèo hình thành thói quen tiết kiệm và trách nhiệm cộng đồng trong quá trình tổ chức SXKD, ổn định cuộc sống, thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Qua đó, cho thấy sự phối hợp của ngân hàng với cấp ủy xã và hội đoàn thể địa phương ngày càng tốt hơn trong việc cho vay và quản lý hộ nghèo góp phần cải thiện cuộc sống.
Tóm lại, Từ những kết quả đạt trên có thể khẳng định rằng phương thức uỷ thác từng khâu trong quy trình cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo mà NHCSXH cùng các tổ chức CT-XH đang thực hiện là cách làm năng động, sáng tạo, một mô hình mới hiệu quả và rất đặc trưng của Việt Nam. Thể hiện ở việc phân chia quy trình cho vay hộ nghèo thành các nội dung cụ thể, rất thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả, kết quả trong quá trình thực hiện. Tổ chức Hội đoàn thể nhất trí cao với 6 nội dung công việc trong quy trình cho vay mà NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội. Đây là những nội dung công việc phù hợp với năng lực của cán bộ các Hội, vừa phát huy được vai trò, uy tín và năng lực, vừa góp phần cùng với cán bộ tín dụng của NHCSXH ở cơ sở quản lý nguồn vốn chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả đồng vốn trong việc giảm nghèo hiệu quả.