Doanh số thu nợ cá nhân và hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cn & hsx tại argibank cà mau (Trang 35 - 37)

Vi chi uh ng t ng tr ng ca ngu nv n có kh n cao nó giúp ớề ướ ă ưở ạ cho đ n v có đ c ngu n v n n đ nh đ th c hi n các kho n cho vay.ơịượồố ố ịểựệả

2.2.4.2 Doanh số thu nợ cá nhân và hộ sản xuất theo ngành nghề kinh tế

Do tình hình kinh tế của địa phương, do chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương với chính sách chuyển dịch kinh tế từ những vùng trồng Lúa có năng suất thấp sang nuôi Tôm và chuyển sang nuôi Tôm công nghiệp, đã thu được kết quả rất khả quan từ cơ cấu chuyển dịch này. Nên cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Hộ thuộc đối tựơng này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số. Nhưng vài năm gần đây lại có chiều hướng hơi giảm nguyên nhân là do trình độ chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực nuôi Tôm ở bà con nông dân còn yếu kém và hạn chế, do không có những chính sách cải tạo, tái tạo môi trường nuôi trồng nên những năm gần đây đã phát sinh dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt dẫn đến năng suất thấp, cùng với sự biến động về giá cả thị trường, giá Tôm bị giảm làm cho kết quả kinh doanh và thu nhập của người dân không cao. Do đó cần có các chính sách khuyến nông, khuyến ngư để hướng dẫn bà con nông dân, như kinh nghiệm nuôi tôm, lựa chọn con giống, cách bảo vệ chăm sóc cải tạo vuông nuôi tôm, áp dụng khoa học kỹ thuật mới... tạo ra một môi trường nuôi an toàn hiện tại và về sau.

Bảng 08: Doanh số thu nợ CN&HSX theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 194.718 307.777 329.619 113.059 58,06 21.842 7,09 Thủy sản 889.572 1.510.712 1.860.501 612.140 68,81 349.789 23,15 Khác 1.531.662 1.588.095 2.324.370 56.433 3,68 736.275 46,36 Tổng cộng 2.615.952 3.406.584 4.514.490 790.632 30,22 1.107.906 32,52

(nguồn: phòng kế hoạch – kinh doanh)

Năm 2009, do tình hình kinh tế thế giới suy giảm tác động bất lợi đến một số lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nông dân và người lao động. Vì vậy nên doanh số thu nợ của ngành thủy sản năm 2009 là 889.572 triệu đồng chiếm tỷ trọng chỉ có 34% tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 tuy nền kinh tế còn khó khăn nhưng cũng đã ngăn chặn được đà suy giảm. Kim nghạch xuất khẩu tăng 26.02% chủ yếu là xuất khẩu thị sản và làm cho doanh số thu nợ của cũng tăng lên đạt 1.510.712 triệu đồng chiếm 44,34% tổng doanh số thu nợ, tăng 612.140 triệu đồng, tương đương 68,81% so với năm

2009. Năm 2011 đạt 1.860.501 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 349.789 triệu đồng, giảm tương đương 23,15%.

Doanh số thu nợ của hộ sản xuất lúa tăng nhanh vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011. Năm 2010 đạt 307.777 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 113.059 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 58,06%. Năm 2011 đạt 329.619 triệu đồng, chỉ tăng 21.842 triệu đồng với tỷ lệ 7,09%.

Doanh số thu nợ của đối tượng khác: Tăng đều qua các năm, nguyên nhân là năm này thị trường có những biến động lớn, trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, đặt biệt là giá xăng dầu tăng là ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.588.095 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2009 là 56.433 triệu đồng, tốc độ tăng 3,68%. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 2.324.370 triệu đồng, tăng 736.275 triệu đồng tốc độ tăng là 46,36% so với năm 2010.

=> Nhìn chung thì doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ chưa cao, biểu hiện vòng quay vốn thấp. Kết quả đạt được là không tốt, đơn vị cần đề ra giải pháp khắc phục, trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của bà con nông dân, đôn đốc, nhắc nhở bà con thanh toán nợ vay.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cn & hsx tại argibank cà mau (Trang 35 - 37)