Công ty trách nhiệm hữu hạn T có trụ sở làm việc tại xã X huyện Thuận An tỉnh Bình Dương được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2006, trên cơ sở liên doanh giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn C và Ông Kua Chi Sheng quốc tịch Hàn Quôc. Trước khi được cấp giấy phép, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn C là Bà Trần Thị Thu Cúc và ông Kua Chi Sheng ký một bản hợp đồng thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn T gồm 16 điều khoản. Theo bản hợp đồng này, Công ty trách nhiệm hữu hạn T là liên doanh chuyên sản xuất và gia công mộc mỹ nghệ với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 triệu
USD, vốn điều lệ 600 nghìn USD, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn C góp 22% bằng nhà xưởng, máy móc; Ông Kua Chi Sheng góp 78% bằng tiền mặt. Sau khi hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các bên cùng chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Tranh chấp giữa các bên có liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty trước hết được giải quyết thông qua Thương Lượng và Hoà giải. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau thì sẽ đưa vụ tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết. Quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế là quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, cuối năm 2008 hai bên xảy ra tranh chấp về hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn T, Phía Công ty trách nhiệm hữu hạn C không đồng ý cho Ông Kua Chi Sheng đưa vụ việc ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế giải quyết với lý do thoả thuận trọng tài vô hiệu và Công ty TNHH Thu Cúc khởi kiện ra Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương.
Căn cứ vào những quy định của pháp luật, anh chị hãy xác định thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên?
TÌNH HUỐNG 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở tại Quận Lê Trân, Thành phố Hải phòng. Công ty cổ phần P có trụ sở tại Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Công ty P có ký hợp đồng mua lại của Công ty A ngôi nhà tại phố Thái Hà, Quận Đống Đa thành phố Hà Nội làm văn phòng đại diện. Sau khi nhận nhà Công ty P không làm thủ tục trước bạ được vì bên bán không thể giao đủ các hồ sơ hợp lệ về sở hữu nhà nên đòi huỷ hợp đồng mua bán này. Công ty A không chấp nhận vì cho rằng việc mua bán đã hoàn tất.
Hãy xác định:
1. Tranh chấp này có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại không? vì sao? 2. Nếu khởi kiện thì Công ty P phải gửi đơn kiện đến cơ quan tài phán nào? vì sao?
TÌNH HUỐNG 4
Công ty gốm sứ Đ có trụ sở tại huyện A tỉnh Bình Dương thông qua một Chi nhánh tại TP Nha Trang ký một hợp đồng bán cho Công ty Xây lắp điện 4 là một doanh nghiệp nhà nước có trụ sở tại TP Nha Trang tỉnh Khánh Hoà một lô hàng sứ cách điện trị giá 120 triệu đồng. Hàng đã giao hết theo hợp đồng tại công trình của Công ty Xây lắp điện 4 ở Thị xã Plâycu tỉnh Gia Lai. Công ty Xây lắp điện 4 cho rằng chất lượng của sứ cách điện là không đảm bảo như cam kết trong hợp đồng. Đã 3 tháng kể từ khi phát sinh sự việc và sau nhiều lần thương lượng không được, Công ty Xây lắp điện 4 quyết định khởi kiện.
1. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Xây lắp điện 4 có thể gửi tới những cơ quan tài phán nào? Vì sao?
2. Nếu Công ty Xây lắp điện 4 không tán thành phán quyết của cơ quan tài phán này thì cơ quan tài phán nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm? Vì sao?
TÌNH HUỐNG 5
Bà Hồ Thị Nga được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch S&L (trụ sở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An) ngày 02/7/2009 (được nhóm cổ đông đại diện cho 61% cổ phần bầu lên tại Đại hội đồng cổ đông của công ty). Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Hiển – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc cũ của Công ty cổ phần Du lịch S&L nhất định không bàn giao con dấu và các giấy tờ sổ sách vì cho rằng cuộc họp Đại hội đồng của công ty ngày 02/7/2009 là không hợp pháp. Bà Hồ Thị Nga đã làm đơn khởi kiện gửi tới Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An yêu cầu ông Nguyễn Đức Hiển phải bàn giao ngay
Sau khi thụ lý và xét xử, ngày 31/12/1009, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ an đã ra Bản án, phần thắng thuộc về Bà Hồ Thị Nga. Bà Hồ Thị Nga chính thức là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Du Lịch S&L. Hội đồng xét xử ra tiếp Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ông Nguyễn Đức Hiển Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc phải bàn giao ngay con dấu cho bà Hồ Thị Nga.
Căn cứ và Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời này của Toà, Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An đã gửi công văn thông báo đến tất cả các đối tác của Công ty cổ phần Du lịch S&L đồng thời ra Quyết định phong toả tài khoản và mọi giao dịch của Công ty.
Ngày 06/01/2010, Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An đã gửi một loạt công văn đến khắp các cơ quan và đối tác của Công ty cổ phần Du lịch S&L thông báo người đại diện hợp pháp của Công ty này hiện nay là bà Hồ Thị Nga.
Không đồng ý với bản án và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà, ông Nguyễn Đức Hiển dự định làm đơn kháng cáo.
1. Căn cứ và quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Hãy cho biết những ai có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án và các quyết định trên của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An?
2. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên của Hội đồng xét xử có hợp pháp không? Vì sao. Nếu Quyết định đó là không hợp pháp thì cơ quan nào có quyền yêu cầu huỷ các quyết định đó.
TÌNH HUỐNG 6
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại G (trụ sở tại Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh) có ký Hợp đồng kinh tế ngày 12 tháng 2 năm 2006 với Công ty C (trụ sở tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh) về việc thực hiện trọn gói cung cấp lắp đặt hai hệ thống thiết bị cấp nước tự động cho 2 lò hơi tại Nhà máy đường Trị An đóng tại thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên của Công ty C.
Tổng giá trị hợp đồng mà Công ty C phải thanh toán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại G là 242 triệu đồng (mỗi hệ thống trị giá 121 triệu đồng). Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 7 năm 2006 Công ty C mới thanh toán 151 triệu đồng cho Công ty TNHH Thương mại G, còn nợ 91 triệu đồng. Sau nhiều lần đòi nợ không được Công ty G dự định khởi kiện vụ tranh chấp ra toà án.
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2004, hãy cho biết Công ty G có thể khởi kiện đến những toà án nào? Vì sao?
TÌNH HUỐNG 7
Công ty cổ phần N có trụ sở tại quận Đống Đa – Hà Nội, ký hợp đồng bán sản phẩm nhựa cho Công ty trách nhiệm hữu hạn A có trụ sở tại quận Thanh Xuân – Hà Nội. Giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty cổ phần N không giao hàng theo thoả thuận trong hợp đồng vào ngày 30/8/ 2009 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn A. Hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, bất đồng không thể tự giải quyết được. ông Nguyễn Tiến Long với tư cách là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn A đã làm đơn khởi kiện Công ty cổ phần N tại toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân Hà Nội. Biết trong hợp đồng có thoả thuận trọng tài.
Hãy xác định:
1. Tranh chấp giữa Công ty cổ phần N và Công ty trách nhiệm hữu hạn A có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại không? Tại sao?
2. Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên theo đơn khởi kiện của ông Long không? Tại sao?
TÌNH HUỐNG 8
Tháng 5/2009, Công ty cổ phần T&V có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm – Hà Nội (Bên A). Công ty Thương mại Đ có trụ sở tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Bên B). Thông qua chi nhánh của Công ty Thương mại Đ đặt tại thị xã Bình
Theo hợp đồng, Công ty Thương mại Đ bán cho Công ty cổ phần T&V 300 tấn đường RE-C3 loại 1 với giá 6.000đồng/1Kg. Bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển và giao hàng tại kho của chi nhánh bên mua tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An chậm nhất vào ngày 10/7/2009. Bên mua thanh toán cho bên bán chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Hai bên thống nhất tiền phạt vi phạm trong mọi trường hợp là 3% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm và không có thoả thuận về trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Do mưa bão, sạt lở núi gây tắc đường nên đến ngày 16 -7 -2009 Công ty Thương mại Đ mới giao hàng cho Công ty cổ phần T&V tại thành phố Vinh – Nghệ An. Vì việc giao hàng chậm 7 ngày của bên bán mà Công ty cổ phần T&V đã không đủ số đường để xuất khẩu cho Công ty thương mại Viên Chăn – Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nên Công ty cổ phần T&V đã bị phạt và bồi thường 85 triệu đồng. Với lý do đó, đến cuối tháng 8 năm 2009, Công ty cổ phần T&V vẫn không thanh toán toàn bộ tiền hàng cho bên bán. Công ty Thương mại Đ đòi Công ty cổ phần T&V phải bồi thường số tiền tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tối đa trong kỳ do Ngân hàng nhà nước quy định trên số tiền và số ngày chậm thanh toán. Đến đầu tháng 11-2009, hai bên đã nhiều lần gặp nhau để bàn cách giải quyết nhưng không đạt được thoả thuận.
Anh chị hãy xác định:
1. Tranh chấp trên có phải là tranh chấp trong kinh doanh thương mại không? Vì sao?
2. Nếu Công ty cổ phần T&V khởi kiện vụ tranh chấp này thì có thể gửi đến những Toà án cụ thể nào? Vì sao?
3. Nếu Công ty Thương mại Đ khởi kiện vụ tranh chấp này thì có thể gửi đến những Toà án cụ thể nào? Vì sao?