Tại khoản điều 8 Chương I luật NSNN ban hành năm 2002 quy định: “ Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu….”. Mức chênh lệch và tốc độ tăng, giảm của mức chênh lệch giữa thu và chi ngân sách của huyện tính theo luật NSNN được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 5.9: Chênh lệch thu chi và tốc độ tăng, giảm của khoảng chênh lệch
17,104 19,055 53,248 11% 179% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2006 2007 2008 năm triệu đồng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
Như vậy, trong ba năm vừa qua tình hình ngân sách của huyện luôn trong tình trạng thặng dư.
Năm 2006, mức chênh lệch giữa thu và chi NSNN là 17.104 triệu đồng.
Năm 2007, tăng 11% so với năm 2006, tương ứng với tổng giá trị là 19.055 triệu
đồng. Trong năm tốc độ tăng của thu NSNN là 47% thấp hơn so với mức 52% của chi NSNN. Tuy nhiên do nguồn thu có giá trị tương đối lớn nên dù tốc độ tăng không bằng chi NSNN nhưng giá trị tăng thêm sẽ cao hơn giá trị tăng thêm của khoản chi ngân sách. Chính vì vậy năm 2007, ngân sách huyện vẫn ở trạng thái thặng dư và mức thặng dư tăng hơn so với năm trước.
Với chủ trương tiết kiệm, tốc độ tăng chi NSNN năm 2008 bị hạn chế chỉ đạt 4%. Trong khi đó nguồn thu NSNN của huyện vẫn tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ tăng trong năm là 7%. Thu tăng, chi giảm. Điều này làm cho mức chênh lệch giữa thu và chi NSNN tăng một cách đáng kể với tốc độ tăng là 179% tương ứng với giá trị chênh lệch là 53.428 triệu đồng.
¾ Nhận xét:
Từ cách phân tích và đánh giá mức chênh lệch thu chi theo quy định của luật ngân sách, tình hình ngân sách của huyện đang ở trạng thái thặng dư. Tức là trong những năm vừa qua, huyện không tận dụng các nguồn vốn thu được. Trong khi mức thặng dư năm 2008, rất cao thì chi đầu tư và phát triển trong năm lại có xu hướng giảm. Như vậy, cách phân tích trên còn có một số hạn chế.
Thứ nhất, đối với tổng thu NSNN của huyện, bó bao gồm thu nội địa, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên và các khoản thu được chuyển nguồn từ năm trước. Vì vậy nếu lấy tổng thu làm căn cứ tính mức cân đối thì nó chưa thể hiện được khả năng và mức động viên NSNN thực sự trên địa bàn huyện trong năm ngân sách.
Thứ hai, tổng chi của huyện cũng tốn tại các khoản chi chuyển nguồn và chi kết dư.
Đây có thể được xem là nguồn thu trong năm tiếp theo. Do đó, không thể đánh giá được mức độ chi tiêu công thực sự của huyện trong năm.
Với những hạn chế nêu trên thì cách đánh giá thu chi theo phương pháp này không thể hiện đúng tình hình ngân sách của huyện. Chính vì vậy cần phải có cách đánh giá khác hợp lý hơn là dựa vào nguyên tắc cân đối NSNN.