Tăng cường mỹ quan cho công trình, khắc phục được những khuyết tật của quá trình thi công.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH XÂY DỰNG (Trang 30 - 32)

tăng tuổi thọ và độ bền của công trình.

- Chống sự phá hoại của độ ẩm, nước: lớp trát ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm, nước vào khối xây, đồng thời làm tăng sự kết dính của các phần tử ở bề mặt khối xây. vào khối xây, đồng thời làm tăng sự kết dính của các phần tử ở bề mặt khối xây.

- Chống sự phá hoại của nhiệt độ: với những công trình tiếp xúc với nhiệt độ cao (khoảng 11000C trở lên), lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho khối xây không bị biến dạng, 11000C trở lên), lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho khối xây không bị biến dạng, nóng chảy.

- Tăng cường mỹ quan cho công trình, khắc phục được những khuyết tật của quá trình thi công. công.

10.2. Cấu tạo lớp trát:

Chiều dày của lớp trát theo quy định của thiết kế thường từ 10÷20mm, nếu lớp trát quá dày dễ bị tụt, phồng, rạn nứt, do vậy phải chia thành nhiều lớp trát mỏng, mỗi lớp không mỏng hơn 5mm và dày hơn 10mm.

Trát trên 3 lớp thì lớp trong cùng gọi là lớp lót, lớp giữa là lớp đệm, lớp ngoài gọi là lớp mặt.

+ Lớp lót: có tác dụng liên kết chắc với tường, đồng thời làm nền để trát lớp đệm. Nếu mặt lớp lót nhẵn thì phải tạo nhám, chiều dày lớp lót thường từ 6-8mm.

+ Lớp đệm: có tác dụng bám chặt vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt. Chiều dày thường 6÷10mm, không xoa nhẵn mặt để liên kết với lớp mặt.

+ Lớp mặt: mặt phẳng của lớp mặt phải trùng với bề mặt của các dải mốc vữa, lớp mặt phải nhẵn, phẳng, đồng nhất, vữa trát phải đảm bảo độ dẻo quy định.

10.3.Trát tường phẳng:

+ Yêu cầu kỹ thuật:

- Trước khi trát, mặt trát phải được làm sạch, cọ hết rêu mốc, bụi bẩn, dầu mỡ…và tưới ẩm.

- Với những mặt trát nhẵn phải tạo nhám bằng bàn chải sắt, đánh xờm hoặc vẩy vữa mác cao.

- Với những mặt trát xốp, dễ hút nước thì trát một lớp vữa mỏng mác cao để bịt kín những lỗ rỗng.

- Khi lớp vữa trát trước se mặt thì mới trát lớp sau, nếu lớp trước quá khô thì phải tưới nước cho ẩm.

- Khi ngừng trát không để mạch ngừng thẳng mà phải để vát hình răng cưa để trát tiếp dễ dàng và bám chắc.

Nếu mặt trát làm bằng hai loại vật liệu khác nhau thì mối nối không được bố trí trùng với mối tiếp giáp giữa 2 loại vật liệu.

Lên vữa đến đâu thì cần cán phẳng, xoa nhẵn đến đó. Khi chỗ vữa trát bị phồng, bong lở phải phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép xung quanh và đợi đến khi vữa se mặt mới trát lại.

+ Phương pháp lấy mốc trát tường:

Với những tường rộng, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và năng suất, nhất thiết phải đặt mốc.

Mốc vữa là những mũ đinh, các miếng vữa, dãi vữa, những đường gờ bằng kim loại hay gỗ đặt cố định hay tạm thời. Mốc vữa đặt phải chính xác, bảo đảm mặt của tất cả các mốc phải nằm trong một mặt phẳng.

Phương pháp đặt mốc thông thường:

- Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 góc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một

khoảng 15÷20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường một khoảng

cách bằng chiều dày lớp trát theo thiết kế.

- Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau một đoạn 2m lại đóng một đinh sao cho mặt mũ đinh vừa chạm dây.

- Theo từng mũ đinh ở hàng ngang trên cùng, thả dọi theo mặt mũ đinh và cứ 2m lại đóng một đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây dọi.

- Dùng vữa đắp thành những miếng mốc vuông 10×10cm rồi nối các mốc theo chiều

đứng tạo thành dải mốc. Để đơn giản có thể thay những miếng mốc vữa bằng cọc thép tròn φ6 ở đầu có mũ 15×30mm, sau khi đóng xong các cọc thép thì tạo những dải mốc, sau đó nhổ các cọc thép, rửa sạch để dùng cho lần sau.

Kỹ thuật trát:

Trát lớp lót: phải quan sát bề mặt của tường, những chổ lồi thì đục, chổ lõm thì đắp vữa cho tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát nhưng phải đảm bảo cho vữa bám thành một

lớp mỏng (từ 6÷8mm). Lớp lót trát không cần cán phẳng và thường dùng cát có cỡ hạt lớn

hoặc trung bình, độ sụt của vữa từ 6÷10cm.

Trát lớp đệm: tiến hành khi lớp lót se mặt, phương pháp trát giống như lớp lót, nhưng phải đảm bảo mặt lớp đệm vừa cao bằng mặt các dải mốc, nếu lên vữa bằng bàn xoa hay tà lột thì lên vữa từ dưới lên và trát từng đoạn liền nhau. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên trên (2 đầu thước dựa vào 2 dải mốc vữa) những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù vào rồi cán lại.

Khi cán xong, mặt vữa tương đối phẳng nhưng không nhẵn, nếu nhẵn phải dùng bay gạch

chéo lên mặt lớp đệm sâu từ 2÷3mm cách nhau 8÷10cm, cát dùng cho lớp đệm có cỡ hạt

trung bình, vữa có độ dẻo theo côn tiêu chuẩn 8÷12cm nếu trộn thủ công, 6÷10cm nếu trộn bằng máy.

Trát lớp mặt: khi vữa lớp đệm bắt đầu đông cứng (dùng tay ấn đã cứng nhưng còn vết) thì trát lớp mặt, nếu để khô quá phải tưới nước thấm đều chờ se mặt rồi trát. Lớp trát dày từ 5÷8mm, không quá 10mm, cát dùng loại hạt mịn.

Phương pháp lên vữa và cán phẳng tương tự như trát lớp đệm. Khi cán xong chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn xoa gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới, lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi phẳng thì xoa vòng hẹp và nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa ra khỏi mặt trát. Nếu vữa khô quá, khi xoa sẽ nổi cát thì dùng chổi đót dấp nước quét nhẹ lên chỗ vữa khô, vừa quét nước vừa xoa đến khi cát lặn vào tường, mặt mịn, những chỗ giáp lai phải quét nhẹ nước vào chỗ vữa khô, đồng thời dùng bàn xoa, xoa rộng vòng cả chỗ cũ và mới, xoa đến khi liền mặt thì dừng.

Muốn cho mặt tường phẳng, nhẵn, bóng thì sau khi xoa nhẵn phải đợi cho se mặt rồi dùng bàn xoa sắt miết cho đến khi mặt tường không còn lỗ cát nhỏ.

10.4. Trát trụ:

Trụ gồm 2 loại: trụ vuông, chữ nhật hay trụ tròn hoặc có dạng đường cong. Cách trát 2 loại trụ này cũng khác nhau.

* Trát trụ vuông hay chữ nhật:

Cách lấy mốc của trụ vuông hay chữ nhật giống như trát góc lồi, chỉ khác là phải lấy đủ 4 góc của trụ. Tất cả các mốc ở cạnh 4 trụ đều phải theo đường dây dọi. Độ dày của mặt mốc bằng độ dày lớp đệm, khoảng cách 2 hàng mốc ngắn hơn chiều dài của thước.

Trát trụ tiến hành từ đỉnh xuống chân, lớp đệm trát bằng tay và bàn xoa. Chiều dày bằng chiều dày mốc vữa. Có thể dựa vào các mốc, dùng thước cán cho mặt lớp đệm tương đối phẳng. Dùng 2 thước tầm áp vào 2 mặt cột, cố định thước, dùng bay và bàn xoa lên vữa bằng mép thước tầm, dùng bàn xoa, xoa nhẵn mặt cột theo 2 cạnh thước tầm, lần lượt chuyển thước trát 4 mặt trụ.

Sau khi trát xong phải kiểm tra vuông 4 góc, mặt phải phẳng, cạnh phẳng, góc sắc. Bổ trụ và dầm cũng tiến hành tương tự.

* Trát trụ tròn:

Mốc lấy theo 4 điểm nằm trên 2 đường kính vuông góc. Đóng đinh vào 4 điểm đó. Độ cao của mũ đinh bằng chiều dày lớp trát và ăn với thước thử độ tròn, đắp thành những miếng

vữa kích thước10×10cm, mặt vữa bằng mũ đinh. Rồi nối các miếng vữa thành một dải vữa

theo đường tròn. Quá trình đắp và nối mốc phải thử bằng thước thử độ tròn. Khoảng cách 2 dải vữa ngắn hơn chiều dài của thước.

Trát từ trên xuống, trát trong từng khoang giữa 2 dải vữa, dùng thước tầm tỳ trên 2 dải vữa mốc, cán dọc thước để tạo thành mặt cong tròn. Khi vữa se, dùng bay đánh cho xi măng nổi lên lấp kín các lỗ rỗng giữa các hạt cát.

BÀI TẬP

1. Tính khối lượng công tác đất theo dạng hình khối và dạng công trình chạy dài. Xem chương 1, mục II.

2. Bài tập về tính năng suất máy đào một gầu: Xem chương 1, mục III. 3. Bài tập về tính năng suất máy ủi: Xem chương 1, mục III.

4. Bài tập về tính năng suất máy trộn bêtông: Xem chương 2, mục III.

Đà nẵng, ngày tháng năm 2007

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH XÂY DỰNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w