Tình hình phát triển, doanh thu tiêu thụ nước giải khát toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển của ngành chế biến nước giải khát và rau quả (Trang 30 - 38)

Tiềm năng của ngành công nghệ chế biến nước giải khát thể hiện trong yếu tố này được biểu hiện qua doanh thu, quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng ngành, …

a) Về doanh thu, mức tiêu thụ:

Ngành công nghiệp nước giải khát toàn cầu (trong đó bao gồm nước ngọt, bia, ciders, rượu và các loại rượu vang) đạt doanh thu 1.4 triệu USD trong năm 2008 và dự kiến sẽ tăng với CAGR (Compounded Annual Growth rate) (Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) là 2,6 phần trăm, lên đến 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2013.

Bảng. Doanh thu của một số nhà sản xuất nước giải khát lớn trên thế giới.

Tên nhà sản xuất Doanh thu

KIRIN HOLDINGS (JAPAN) $21.1 billion USD (2008) ANHEUSER-BUSCHINBEV (BELGIUM) $23.7 billion USD (2008) PEPSICO INC (US) $43.3 billion USD (2008) COCA-COLA CO (US) $31.9 billion USD (2008) DIAGEO PLC (UK) $15 billion USD (2009) HEINEKEN HLDG (NETHERLANDS) $21.1 billion USD (2008) DIAGEO PLC (UK) $15 billion USD (2009)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

Hình . Mức tiêu thụ bình quân của một số nước trên thế giới đối với nước giải khát của Coca-Cola, năm 2010.

b) Về tốc độ tăng trưởng

Nhóm mặt hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods - FMCG) như nước giải khát, bia, sữa, nước uống,… vẫn tăng trưởng đều trong năm 2012 bất chấp kinh tế khó khăn. Theo đánh giá của AC Nielsen, mặc dù người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng những mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh vẫn tăng trưởng mạnh. Tốt nhất là nhóm hàng bia, nước giải khát, sữa và thực phẩm.

Hình . Mức tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanhcủa các nước trên thế giới, năm 2012. c) Về quy mô thị trường

Quy mô của thị trường gắn liền với số lượng người mua có thể có đối với một loại sản phẩm nhất định nào đó mà người cung cấp ra thị trường. Quy mô thị trường nước giải khát được mở rộng và phát triển không ngừng. Đơn cử, ta có thể thấy ở quy mô thị trường của một số nước năm 2012 với nước giải khát không có cồn, được thể hiện ở hình dưới.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

Hình . Quy mô thị trường của top 10 nước có mức tiêu thụ nước giải khát không có cồn lớn nhất, năm 2012.

Hình . Khả năng cung ứng nước giải khát có cồn tinh khiết toàn cầu, giai đoạn 1961- 2000.

Thị trường bia rượu tại châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như những thị trường nhỏ hơn ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Việt Nam, uống bia đang trở thành một thói quen phổ biến do thu nhập ngày càng tăng và giới trẻ đang có xu hướng thích không khí tiệc tùng.

Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cũng cho rằng châu Á là khu vực tiêu thụ nhiều bia nhất trên toàn cầu, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8% trong giai đoạn năm 2003 đến năm 2008.Giới phân tích cho rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa tiêu thụ rượu bia và tăng trưởng sản lượng đầu ra của ngành này, báo trước một tương lai đầy triển vọng cho các tập đoàn giải khát khi nền kinh tế đang hồi phục.

Trung Quốc là thị trường bia lớn nhất thế giới, trong khi thị trường này ở Ấn Độ tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm. Mức tiêu thụ bia rượu tính theo đầu người ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 37,8 lít năm 2008 lên hơn 53 lít vào năm 2013.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

Biểu đồ. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người hằng năm trên toàn cầu, năm 2010.

Biểu đồ. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người hằng năm của một số nước ở Châu Á, năm 2010.

Một báo cáo được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu cung cấp một cái nhìn tổng quan về thị trường và các quy định liên quan đến các loại đồ uống có cồn với tiềm năng hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ vị thành niên. Báo cáo bao gồm số liệu về doanh số bán hàng của các thức uống có cồn trong những năm 1997-2010, chia thành các loại rượu, bia, spirits(thường 40% cồn, thường uống trong một cái cốc nhỏ hay gọi là shot glass), rượu vang, rượu táo/lê và đồ uống chứa cồn dùng ngay (RTD) (ready-to-drinks) và (HS ) (high-strength (pre-mixed drinks)).Trong giai đoạn 2001-2010, đã có một sự gia tăng về doanh số của ciders và perries, đạt €28 dựa trên bình đầu người trong độ tuổi uống rượu hợp pháp mỗi năm và chỉhơn 2,5 % tổng doanh thu rượu vào năm 2010.

Hình. Doanh số bình quân đầu người cho RTD/HS trong nhóm người có độ tuổi uống rượu hợp pháp ở các nước trong khối EU, năm 2010.

Hình . Phần trăm mức doanh số (trên tổng doanh số nước giải khát có cồn) bình quân đầu người cho RTD/HS trong nhóm người có độ tuổi uống rượu hợp pháp trong khối EU, giai đoạn 1997- 2010.

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

Trong giai đoạn 1997-2010, RTD/HS tăng trung bình tại EUcả về doanh số bán hàng bình quân đầu người và trên tổng doanh số của nước giải khát có cồn. Tuy nhiên ,doanh số bán ra giảm đáng kể trong 2003-2003, trước khi nó ổn định cho thời gian còn lại ở khoảng € 15 bình quân mỗi đầu người trong độ tuổi uống rượu hợp pháp và 2% tổng doanh số rượu. Giai đoạn 2003 -2005là một mùa tụt dốc trong doanh thu do giảm mạnh trong nhu cầu RTD/HS vì sự thay đổi đáng kể trong thu nhập trong thời buổi kinh tế thế giới gặp khó khăn, khủng hoảng. Năm 2008 cũng là năm của các cuộc khủng hoảng kinh tế nêndoanh số cũng có phần giảm.

Giá của rượu thường được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất của mức tiêu thụ rượu Dựa trên phân tích của ở dưới đã cho ta thấy sự thay đổi về giá cả gây ra thay đổi đáng kể cho doanh số rượu. Biến đổi về giácủa RTD/HS (đặc biệt là khi thể hiện dưới dạng giá tương đối của RTD/HS so với giá trung bình của tất cả cácđồ uống có cồn trên) giữa các quốc gia tại một thời điểm có liên quan chặt chẽ vớisự thay đổi mức tiêu thụ nước giải khát có cồn nguyên chất (pure alcohol) từ RTD/HS .

lượng nước giải khát có cồn tinh khiết từ RTD/HS, bình quân đầu người với dân số trưởng thành ở các nước EU, năm 2010.

Lưu ý: Đường thẳng trong hình là đường hồi quy tuyến tính thông qua các dấu chấm.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển của ngành chế biến nước giải khát và rau quả (Trang 30 - 38)