TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ 3.1.3.5.Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển của ngành chế biến nước giải khát và rau quả (Trang 95 - 102)

3.1.3.5. Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của ngành CNCBRQ thông qua các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. Các chính sách đó có cả những tác động tích cực và tiêu cực. Nếu Nhà nước có các chính sách kinh tế tích cực như khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân chăm lo phát triển ngành công nghiệp này thì sẽ có nhưng chính sách ưu đãi về thuế, tạo điều kiện cho vay vốn, cung cấp được các thông tin về thị trường... từ đó có thể giúp cho CNCBRQ có điều kiện phát triển.

3.2. Hiện trạng ngành công nghệ chế biến rau quả ở Việt Nam.

Cũng mới đây, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt đề án "Sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành giai đoạn 2011 - 2015". Theo đó, từ nay đến năm 2015, thông qua các dự án thành phần, tỉnh Long An sẽ đầu tư khoảng 713,4 tỷ đồng để hình thành vùng chuyên canh cây thanh long khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ…

Trong vòng 3 năm trở lại đây, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý là nguồn lực ngoại cũng đã tham gia vào quá trình này. Chẳng hạn năm 2011, Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế Canada đã hỗ trợ kinh phí cho nhiều hợp tác xã nông nghiệp tại các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang để xây dựng cơ sở chế biến nước ép trái cây và đóng gói rau củ.

Công ty Yasaka Việt Nam đầu tư kinh phí trên 4 triệu USD xây dựng nhà máy xử lý trái cây bằng hơi nước nóng với công suất 4.000 tấn/năm tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Hay Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Kiên Giang) đã bỏ kinh phí 6 tỷ đồng để phối hợp với địa phương xây dựng nhà máy chế biến dứa, giải quyết vùng nguyên liệu gần 7.400 ha cho bà con nông dân…

Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), hiện sản phẩm trái cây của Việt Nam đang được xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng

chôm… được nhiều thị trường ưa chuộng. Trong vòng 3 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thuộc ngành hàng này có sự tăng trưởng nhanh và vững chắc.

Trong 4 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt trên dưới 30%/năm. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu hàng rau quả chỉ đạt 622 triệu USD, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên mức 827 triệu USD và năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD.

Ông Kỳ cho rằng, nếu như trong năm tới, các địa phương đẩy mạnh hoạt động chế biến các sản phẩm từ trái cây thì khả năng gia tăng kim ngạch là rất lớn. Vì hiện nay, các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… "ăn" rất mạnh các mặt hàng trái cây chế biến của Việt Nam như: trái cây sấy khô, nước trái cây cô đặc…

"Nếu cứ đà tăng trưởng như hiện nay, rất có thể ngành hàng rau quả sẽ đuổi kịp các mặt hàng nông sản chính về kim ngạch trong các năm tới", ông Kỳ nói. Năm 2013, các doanh nghiệp hồ tiêu xuất khẩu được khoảng 1,1 tỷ USD, các doanh nghiệp ngành điều xuất khẩu được trên 1,63 tỷ USD… Với nhiều hoạt động đầu tư công nghệ chế biến, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trái cây, rau củ của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng trên 30%.

Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, hiện nay các tỉnh Nam Bộ dần hình thành các vùng chuyên canh trái cây chủ lực như xoài, thanh long, chôm chôm, nhãn, bưởi… với sản lượng trên dưới 2 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, do năng lực chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế nên họ mới chỉ bao tiêu sản phẩm được cho những vùng mà doanh nghiệp có liên kết sản xuất. Còn một lượng lớn trái cây trong nước chưa được doanh nghiệp thu mua.

Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh được mảng chế biến để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao, đồng thời kết hợp được với các địa phương, vùng trọng điểm để sản xuất hàng hóa thì rất có thể trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu các mặt

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

hàng từ trái cây sẽ có bứt phá mạnh hơn so với các loại nông sản khác. Việc đầu tư công nghệ chế biến cũng sẽ góp phần giải quyết được bài toán "được mùa mất giá" cho bà con nông dân các vùng chuyên canh cây ăn quả.

(http://www.baomoi.com/DBSCL-day-manh-che-bien-rau-qua/45/12926836.epi)

Thứ trưởng NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần vừa ra quyết định yêu cầu chỉ duy trì năng lực chế biến rau, quả ở mức 313.000 tấn sản phẩm/năm để tập trung đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến sẵn có.

Trong Quyết định 52 phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020, vừa được ký ban hành, Bộ NN-PNTT chủ trương gắn sản xuất với thị trường.

Thời gian tới, sản phẩm rau quả và hoa cây cảnh Việt Nam sẽ nhắm tới các nước châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản; riêng với hồ tiêu sẽ chú trọng thị trường EU.

Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm. Riêng đến 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt 760 triệu USD/năm.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2010, diện tích cây ăn quả của Việt Nam đạt khoảng 1 triệu ha, sản lượng 10 triệu tấn; rau: 700 ngàn ha, sản lượng 14 triệu tấn (rau an toàn và rau công nghệ cao 100.000ha); hoa cây cảnh 15.000ha, đạt 6,3 tỷ cành. Riêng hồ tiêu cơ bản giữ nguyên diện tích 50.000ha.

Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Việt Nam chỉ tập trung phát triển cây ăn quả ở vùng Đông Nam bộ, ĐBSCL và ĐBSH; giảm diện tích cây ăn quả ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Đối với rau và gia vị, chủ yếu trồng ở ĐBSH và ĐBSCL.

Riêng rau an toàn và rau công nghệ cao thì ĐBSH, ĐBSCL, Đông Nam bộ và tỉnh Lâm Đồng sẽ là "thủ phủ".

Quyết định này cũng nêu rõ, chỉ duy trì năng lực chế biến rau quả ở mức 313.000 tấn sản phẩm/năm như hiện nay. Thay vào đó, sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến; hạn chế đầu tư thêm các nhà máy lớn. Bộ NN-PTNT phấn đấu đến 2010, công suất của các nhà máy đạt 50-60% so với thiết kế. (http://vietbao.vn/Kinh-te/Khong-xay-them-nha-may-che-bien-rau-qua/40205579/87/)

 Một số khó khăn gặp phải

 Kỹ thuật chế biến và các kênh thông tin còn kém

Mặc dù vậy, những khó khăn thách thức đối với rau quả của Việt Nam cũng không ít. Sản xuất rau, quả chủ yếu do nông dân thực hiện mang tính cá thể, phát triển tự phát nên gây khó khăn trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Ngành công nghiệp trái cây dù có nhiều nỗ lực nhưng sau thu hoạch tỷ lệ chế biến còn thấp, kỹ thuật bảo quản và chế biến thô sơ, thất thoát trong vận chuyển cao (chiếm từ 25-30%). Giữa người sản xuất và doanh nghiệp cũng chưa tạo được mối liên kết nên lượng tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng còn rất ít, chủ yếu do người dân tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cũng là những thách thức lớn đối với ngành trồng rau, quả ở Việt Nam. Nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận các kênh thông tin phù hợp để nắm bắt được nhu cầu ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Riêng xuất khẩu trái cây tươi còn ít sản phẩm đáp ứng được với tiêu chuẩn của thị trường Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng chia sẻ thị trường đối với cây dài ngày như càphê, cacao có tính định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

hướng lâu dài, nhưng đối với rau thì rất nhạy cảm. Vấn đề giá cả là rất quan trọng, cần tới tầm quốc gia, thậm chí là quốc tế. Những thông tin nào kết nối với thị trường thì cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước để có hướng chỉ đạo sản xuất.

“Tôi ví dụ, chúng tôi có nỗ lực bằng mấy, chất lượng, năng suất cao nhưng có lúc cà chua không ai mua, đó là do thiếu thông tin. Dự báo thị trường là rất cần thiết, kể cả liên kết với các quốc gia, các tỉnh về quy hoạch sản xuất, nhu cầu tiêu thụ, diện tích quy mô của các vùng để có thông tin cho trung tâm dữ liệu phân tích thị trường phục vụ cho sản xuất,” ông Sơn nói.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có công nghệ chế biến sau thu hoạch đối với rau. Riêng cà chua với 5.000ha, là địa phương sản xuất lớn nước, có chất lượng cao, tuy nhiên theo ông Sơn, mùa vụ và giá cả không ổn định. Đến nay, cũng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào khâu chế biến đối sản phẩm cà chua trên địa bàn tỉnh.

 Giá trị xuất khẩu thấp

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, rau quả Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới trong đó chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, CHLB Nga, Đài Loan, Đức, Pháp, Anh, Urkaina, Úc, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… Tuy nhiên số lượng và giá trị vẫn còn rất hạn chế. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt khoảng 440 triệu USD, đạt…2, 8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp và chưa tới 1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

"Sản phẩm xuất khẩu còn bị khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (về dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, bao bì không đảm bảo…) và hầu hết xuất khẩu dưới nhãn mác nước ngoài. Các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu Việt Nam như Vinamit… hiện rất ít". TS Lê Việt Nga - Trưởng Phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết.

Tiến sĩ Nga cũng cho biết hiện có rất ít đầu tư FDI vào lĩnh vực chế biến rau quả vì nhiều rủi ro, ít ưu đãi. Đó cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao công nghệ chế biến rau quả hiện còn nhiều hạn chế.

 Công nghệ chế biến chậm phát triển

Hiện cả nước có khoảng 60 cơ sở, nhà máy chế biến bảo quản rau quả quy mô công nghiệp và hàng chục ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ, lẻ ở quy mô hộ gia đình về sấy vải, sấy long nhãn; chế biến cà chua, dưa chuột, nấm ăn và các rau gia vị (ớt, tỏi, gừng, hồi, quế, hạt tiêu...). "Phần lớn máy móc thiết bị của các cơ sở này đã hư hỏng, lạc hậu, không đồng bộ, chi phí đầu tư lớn" - bà Nga thông tin.

Theo TS Nguyễn Văn Phong của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, tổng công suất các cơ sở bảo quản, chế biến rau quả chỉ đạt khoảng 300.000 tấn sản phẩm/năm mà hiện cũng chỉ hoạt động được có 30% công suất do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, giá thành cao… Một số cơ sở đã phải ngưng hoạt động.

"Bên cạnh đó, chưa có công nghệ chế biến thích hợp với điều kiện cụ thể của từng loại rau quả, của từng vùng khác nhau ở Việt Nam. Ví dụ như chưa có công nghệ chế biến các sản phẩm từ trái thanh long, cam sành, chôm chôm…" - ông Phong phân tích.

Hơn thế nữa, không những sản lượng rau quả được chế biến còn thấp mà mức độ đa dạng sản phẩm cũng còn rất nghèo nàn như chỉ có nước quả đóng hộp, sấy... trong khi các dạng khác như bột trái cây, bột rau, mứt, dưa chua, lên men… còn theo kiểu thủ công, lạc hậu.. chưa đạt quy mô công nghiệp.

Một số loại rau quả rất có tiềm năng vì dinh dưỡng cao, diện tích trồng lớn, mùi vị thơm ngon như sầu riêng, bưởi, chuối, thanh long… nhưng vẫn chưa có sản phẩm chế biến trên thị trường. Tỷ lệ rau quả được sử dụng vào công nghiệp chế biến chỉ chiếm

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ RAU QUẢ

khoảng 5-7% và cũng chỉ dừng ở công đoạn sơ chế, chưa có giải pháp công nghệ đồng bộ, hiện đại để chế biến sâu hơn.

Về vệ sinh an toàn thực phẩm, bà Nga cảnh báo tại nhiều cơ sở, công nghệ bao bì kim loại chưa hiện đại nên bao bì sớm bị gỉ, chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ rót hộp, thanh trùng hộp tại nhiều cơ sở thực hiện thủ công nên năng suất không cao, chi phí nhân công lớn.

Ông Marco Saladini - Trưởng đại diện Ông Marco Saladini - Trưởng đại diện Thương vụ Ý tại VN cho biết sắp tới phía Italia sẽ đầu tư xây dựng một trung tâm dịch vụ và nghiên cứu về rau quả và trái cây tại Việt Nam để giúp phát triển công nghệ sau thu hoạch cho rau quả VN.

http://vietbao.vn/Kinh-te/Che-bien-rau-qua-Cong-nghe-lac-hau/1735131633/87/

 Các giải pháp nâng cao vị thế của rau quả Việt Nam

Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết đã có những giải pháp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra trong thời gian qua nhằm nâng cao vị thế của ngành rau quả Việt Nam trên trường quốc tế.

Có nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển sản xuất cây ăn quả, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước đối với một số loại cây ăn quả như: thanh long, xoài, bưởi, nhãn…

Bộ cũng khuyến khích các địa phương hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa thông suốt; thúc đẩy các hình thức liên kết nông hộ để hình thành các tổ chức sản xuất - tiêu thụ, các hợp tác xã, doanh nghiệp chuyên ngành.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Rau quả, xu thế xuất khẩu rau trong tương lai chủ yếu vẫn tập trung vào thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên để

đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần mở rộng sang các thị trường Đông Âu, Trung Đông, EU. Tại thị trường nội địa, mở rộng các điểm mua bán rau quả ở các khu du lịch, các đô thị và khu dân cư lớn.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế cũng là những bước đi hướng tới phát triển bền vững. Mới đây, Việt Nam và Hà Lan đã thiết lập Diễn đàn về hợp tác phát triển rau, hoa, quả giữa hai nước.

Việt Nam đề xuất một số lĩnh vực hợp tác nghiên cứu và phát triển với Hà Lan như: nghiên cứu chọn tạo các giống rau mới trồng trong điều kiện nhà kính/nhà lưới. Hà Lan hỗ trợ Việt Nam các công nghệ trong lĩnh vực bảo quản và chế biến; nguồn giống chọn, tạo; đào tạo nguồn nhân lực cũng như chia sẻ thông tin thị trường trong khu vực và quốc tế…

Về phía Hà Lan sẽ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, đặc biệt là các kỹ thuật mới trong chọn tạo giống, xử lý hạt giống; công nghệ sau thu hoạch; hỗ trợ Việt Nam tổ chức và quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm./.

(http://www.vietnamplus.vn/rau-qua-viet-nam-lien-ket-tao-huong-di-ben- vung/211643.vnp)

3.3. Hiện trạng ngành công nghệ chế biến rau quả trên thế giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển của ngành chế biến nước giải khát và rau quả (Trang 95 - 102)