5.2. Thực trạng tài nguyên rừng Việt Nam, những hậu quả do mất rừng gây ra.
5.2.1. Về diện tích và độ che phủ của rừng
Năm 1943 diện tích rừng của cả nước đạt 14,3 triệu ha, độ che phủ đạt 43,7%. Theo thống kê năm 1990 diện tích rừng cả nước chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ còn 27,2%. Trong những năm cuối thế kỷ 20, các chính sách và biện pháp bảo vệ rừng và trồng mới đã đem lại kết quả tích cực. Tỷ lệ che phủ của rừng đã tăng từ 26,3% năm 1993 lên 33,2% năm 2000.
Đến 31/12/2005 diện tích rừng nước ta: 12.616.700 ha, trong đó rừng đặc dụng là: 1.958.320 ha chiếm 15,5%; rừng phòng hộ: 6.172.062 ha chiếm 48,9%; rừng sản xuất 4.486.318 ha chiếm 35,6%.
Nếu phân theo nguồn gốc rừng: rừng tự nhiên 10.283.173 ha chiếm 81,5%; rừng trồng: 2.333.526 ha chiếm 18,5%.
Độ che phủ của rừng: 37%,
Sơn La độ che phủ đạt 40,3%, Tổng diện tích đất tự nhiên:1.405.500; đất có rừng: 571.069 ha trong đó rừng tự nhiên 550.921 ha
Từ năm 2004 – 2005 cả nước trồng được 128.024 ha, khoanh nuôi 179.415 ha.
Hiện nay nước ta chỉ còn có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và tới gần 70% là rừng thứ sinh nghèo, hầu như không còn các khu rừng ở các vùng thấp với tính đa dạng sinh học còn nguyên vẹn.
2.2. Về trữ lượng
Năm 1993 diện tích 9,066 triệu ha với trữ lượng: 543,91 triệu m3 năm 2005 diện tích 12.616.700 ha với trữ lượng: 658 triệu m3.
Với vùng Tây Nguyên:
Năm 1975-1978 1988 1998
Trữ lượng TB (m3) 400 280 150
Trữ lượng max (m3) 568 327 269
2.3. Nguyên nhân mất rừng
2.3.1. Thời kỳ 1945 - 1975 (Thời kỳ chiến tranh)
- Bom đạn của chiến tranh - Chất độc hoá học, - Khai thác
2.3.2. Thời kỳ 1975 - 1995 (Thời kỳ hoà bình xây dựng)
- Chuyển đổi mục đích sử dụng. - Khai thác quá mức.
- Khai thác bừa bãi. - Đốt rừng làm nương rẫy.
2.3.3. Thời kỳ 1995 đến nay
- Cháy rừng. - Khai thác gỗ củi. - Chăn nuôi thả rông. - Quản lý chưa hiệu quả.
5.3. Sử dụng bền vững tài nguyên rừng
5.3.1. Khái niệm:
- Theo ITTO: Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt được một hay nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động không mong muốn với môi trường và xã hội.
- Theo tiến trình Helsinki: QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
5.3.2. Nội dung quản lý rừng bền vững:
a, Sử dụng bền vững tài nguyên rừng về mặt kinh tế:
Một hệ thống sử dụng tài nguyên rừng bền vững cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Đạt năng suất cao và ngày càng tăng: sản phẩm gỗ, tre nứa, lâm sản ngoài gỗ
- Chất lượng tốt: đáp ứng tại thị trường tại chỗ và xuất khẩu - Đạt giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích lớn.
- Giảm rủi ro đến mức tối thiểu. - Đảm bảo tái sinh
Một số nguyên tắc quản lý bền vững trong Lâm nghiệp
1. Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng
2. Trog QLTNR phòng ngừa suy thoái TNR được hiểu là ở đâu có nguy cơ suy thoái TNR và chưa có đủ cơ sở khoa học thì nên áp dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái môi về trường 3. Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng giữa các thế hệ