- Ô nhiễm biển:
b, Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững:
người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
b, Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững: triển bền vững:
* Chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất:
Những hoạt động ưu tiên
1. Về chính sách, pháp luật:
- Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất.
- Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất. - Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước.
- Lồng ghép tốt hơn nữa các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hoá và sử dụng đất bền vững.
2. Về kinh tế:
- Điều hoà sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất.
- Có những giải pháp hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất.
- Xây dựng các chương trình tổng hợp nhằm bồi dưỡng, "trẻ hóa" đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng đông dân.
- Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.
3. Về kỹ thuật:
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu.
- Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết hợp ở vùng đất dốc.
- Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hoà các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi.
- Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.
4. Về nhận thức:
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất.
- Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lý đất.
- Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất.
* Bảo vệ và phát triển rừng
Những hoạt động ưu tiên
1. Về thể chế, pháp luật:
- Củng cố hệ thống quản lý nhà nước để hướng dẫn sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng, kết hợp với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng.
2. Về kinh tế:
- Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán. Khuyến khích cải thiện đời sống thông qua sử dụng bền vững rừng và quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cư. Trao các hợp đồng bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm cộng đồng dân cư để bảo đảm công tác bảo vệ và quản lý phù hợp với các khu rừng phòng hộ.
- Xây dựng, ban hành và hướng dẫn về miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi cho việc đầu tư thành lập trang trại; ban hành các chính sách quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng các hướng dẫn thực hiện có liên quan. Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng.
- Thúc đẩy phát triển nông-lâm nghiệp sinh thái, các loại hình trang trại nông-lâm nghiệp, đồng thời tăng cường các dịch vụ mở rộng nông nghiệp.
- Khuyến khích sử dụng bền vững các sản phẩm rừng phi gỗ. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ.
- Triển khai mạnh mẽ các dự án trồng cây thuốc.
- Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp. - Khuyến khích trồng các loài cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng.
- Áp dụng công nghệ khai thác và chế biến gỗ hiện đại, có hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng cao.
- Khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu để thay thế gỗ củi như than, khí ga và thủy điện quy mô nhỏ...Nghiên cứu đánh giá để lựa chọn nhiên liệu thay thế gỗ củi và đề xuất việc sử dụng hữu hiệu các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí ga tự nhiên hoặc năng lượng thủy điện.
- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật phòng và chống cháy rừng và các thảm họa môi trường liên quan tới việc mất rừng.
4.3.2. Luật pháp và chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02-12-2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Ưu tiên thứ nhất (1/36): Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 2 về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng).
Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
Hoặc có thể xem chi tiết trên trang web của Bộ tài nguyên môi trường: http://www.nea.gov.vn
Chương V
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LÂM NGHIỆP
5.1. Tác dụng của rừng đối với môi trường. - Điều hoà khí hậu: - Điều hoà khí hậu:
+ Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, quá trình thoát hơi nước
+ Tán cây che phủ ngăn cản sự đốt nóng trực tiếp của mặt trời lên mặt đất, làm cho không khí đỡ nóng, ngột ngạt vào ban ngày. Giữ nhiệt cho đất vào ban đêm.