Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng liên doanh việt nam (Trang 70 - 79)

Đối với cấp trên

Đối với Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt là một Ngân hàng mẹ, cần quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời đối với các chi nhánh của mình, đặc biệt là các chi nhánh có nhiều khó khăn như Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt.

Do điều kiện hiện nay Chi nhánh Hà nội có các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại thanh toán, kinh doanh ngoại tệ đã hoàn chỉnh nhưng chưa thực sự hiệu

quả vì vậy Ngân hàng cấp trên mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời các yêu cầu khi chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ đó.

Ngoài ra Ngân hàng cấp trên nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp với khách hàng, …Bởi đây là hành trang không thể thiếu đối với mỗi các bộ Ngân hàng trong cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, trước hết là hiện đại hóa hệ thống thanh toán trong pham vi toàn nghành.

Đối với nhà nước

Chúng ta có thể nhận thấy có một phần tiết kiệm trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại nằm nhàn rỗi. Muốn khai thác hết tiêmg năng này và cần nâng cao sức cạnh tranh thu hút vôn trên thị trường quốc tế, Nhà nước cần phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, củng cố loại hệ thống Ngân hàng Thương mại.

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Đây là tiền đề quan trọng số một để mở rộng huy động huy động vốn. Đối với VIệt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

- Ổn định chính trị: Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vônd có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết kế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng của Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng.Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư.

- Ổn định tiền tệ: Khi long tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “dương” cho người gửi tiền; có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.

- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên công nghệ đó, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật,… làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Sự ra đời của luật Ngân hàng đã tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM thuân lợi hơn, từng bước hòa nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó sự ra đời của “Bảo hiểm tiền gửi” đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng vào hệ thống NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong nước và ngoài nước, mở rộng huy động vốn qua NHTM thì Nhà nước cần nâng các quy định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật để tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các NHTM.

Củng cố lại hệ thống Ngân hàng thương mại:

Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần củng cố theo hướng sau:

- Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập với xu thế chung của các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định (phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính.

- Đối với NHTM ngoài quốc doanh: Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng ở đâu và bao giờ vốn tín dụng Ngân hàng cũng đóng một vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo đường lối của Đảng thì nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Qua quá trình tìm hiểu, Đề tài đã hoàn thành với những nội dung cơ bản sau:

-Tổng hợp và khái quát hóa được những vấn đề có tính lý luận về vốn và khả năng khai thác vốn của Ngân hàng Thương mại

- Phân tích thực tại công tác nguồn vốn qua đó nêu lên được những khó khăn, tồn tại trong việc huy động vốn.

- Dựa vào cơ sở lý luận và tình hình thực tế, nêu lên một số giải pháp khai thác nguồn vốn tại chi nhánh.

Với việc nghiên cứu đề tài tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Thương mại và cụ thể là Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, em đã nhận thức được vai trò to lớn của huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.

Với những thể hiện trong chuyên đề em hy vọng sẽ có ý nhiều thực tiễn đối với công tác huy đông vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, lại rất phức tạp, trong khi khả năng của bản than có hạn nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong được các thầy cô, ban giám đốc Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội giúp đỡ và góp ý để hoàn thiện với chất lượng tốt hơn.

Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Dương cùng các thầy cô trong khoa, các anh chị, cô chú ở Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhanh Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Ngân hàng thương mại của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân Hà nội.

- Kinh tế học của Samuelson. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật các tổ chức tín dụng. - Tạp chí Kinh tế và Phát triển – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà nội.

- Thời báo Ngân hàng.

- Tư liệu kỷ niệm 5 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, năm 2006.

- Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại – Tác giả: Lê Văn Tư; NXB Thống kê, 1997.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại...3

1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại...3

1.1.1. Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại...4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại...7

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn...7

1.1.2.2. Hoạt động cho vay đầu tư...9

1.1.2.3. Hoạt động trung gian...11

1.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại...12

1.2.1. Vốn và cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại...12

1.2.1.1. Khái niệm vốn:...12

1.2.1.2. Đặc trưng của vốn:...15

1.2.1.3. Cơ cấu vốn của Ngân hàng Thương mại...17

1.2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại...24

1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của NHTM. .25 1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM...31

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...40

2.1. Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội ...40

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh

Hà Nội...41

2.1.2.1. Mô hình tổ chức ...42

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban...43

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh. 52 Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...52

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn...52

2.2.2. Cơ cấu vốn huy động ...55

2.2.3. Chi phí vốn...58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Hệ số sử dụng vốn...58

2.3. Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...61

2.3.1 Những thuận lợi trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...61

2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...62

Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...64

3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...64

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội...67

3.3. Kiến nghị:...70

KẾT LUẬN... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO...76

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng liên doanh việt nam (Trang 70 - 79)