KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền đông nam bộ (Trang 35 - 37)

- Xét ở phương diện hoạt động quản lý (Theo hướng nghiên cứu của đề tài)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Kết quả nghiên cứu lý luận đã xác định được:

Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó; là yếu tố cơ bản giúp họ có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn trong nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đạo đức nghề nghiệp sư phạm là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đó đối với người lao động sư phạm; là một yếu tố cơ bản giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. ĐĐNN sư phạm luôn thể hiện ra ở nhận thức, thái độ, hành vi của người hành nghề và ở kết quả lao động sư phạm của người giáo viên.

Đạo đức nghề nghiệp của SVSP được hình thành thơng qua hoạt động dạy học các mơn học chính khóa ; thông qua các hoạt động ngoại khóa; thơng qua tập thể lớp học và thông qua sự tự rèn luyện của SV, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò quan trọng và quyết định đến kết quả hình thành các phẩm chất ĐĐNN của SVSP.

Giáo dục ĐĐNN trong nhà trường muốn kết quả phụ thuộc quyết định vào quản lý giáo dục ĐĐNN. Quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý bằng các biện pháp nhằm đưa hoạt động giáo dục ĐĐNN cho SVSP đạt tới kết quả mong muốn. Từ đó đã xác định được những hoạt động quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP và các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP

Trường CĐSP Tây Ninh được thành lập năm 1988 với 126 cán bộ, viên chức, trong đó có 74 giảng viên.

Trường CĐSP Bình Phước được thành lập năm 2003 gồm 94 cán bộ, viên chức, trong đó có 60 giảng viên.

Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập năm 2000 gồm 151 cán bộ, viên chức, trong đó có 102 giảng viên.

Đội ngũ các trường CĐSP phát triển tương đối nhanh trong các năm gần đây, đặc biệt là đội ngũ có trình độ sau đại học. Trong vịng 3 năm, tỷ lệ giảng viên trình độ trên đại học tăng từ 31.8% lên 56.2%. Đối với các trường CĐSP, nhờ sự cố gắng và quan tâm đúng mức, chỉ trong 3 năm từ 2009 đến 2012, đội ngũ giảng viên các trường đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số giảng viên có trình độ trên đại học tăng nhanh. Tất cả các trường đều có tỷ lệ cao hơn bình quân cả nước. Mặc dù tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học cao hơn cả nước nhưng số tiến sĩ cịn ít và không cân đối về chuyên ngành.

Như vậy, từ 6 trường CĐSP địa phương đào tạo giáo viên THCS (trước năm 2007) đến nay vùng Đông Nam Bộ đã có 6 cơ sở đào tạo giáo viên THCS bao gồm 3 trường ĐH (đa ngành) có các khoa đào tạo giáo viên và 3 trường CĐSP (đào tạo cả các ngành ngoài sư phạm). Sự phát triển hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên như hiện nay là phù hợp với quy hoạch và phản ánh sự năng động của các cơ sở giáo dục đại học nhằm tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành nghề khác nhau trong xã hội, trong đó có đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của phát triển giáo dục.

Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo giáo viên được quy hoạch theo hướng phát triển thành trường cao đẳng, đại học đa ngành; trong đó ngành sư phạm chiếm tỷ trọng từ 40% đến 60%. Bản thân các trường sư phạm vì áp lực nhu cầu xã hội và các lý do khác đã chủ động thỏa thuận “chuyển hướng”, làm “yếu hóa” vị trí, vai trị của trường sư phạm, ngành sư phạm.

Tình hình ĐĐNN của SVSP ở các trường sư phạm khu vực miền Đơng Nam Bộ có thể khái quát là: Đa số sinh viên các trường CĐSP đã đánh giá cao về

không nhận được việc làm do nhu cầu giáo viên ngày càng giảm, (tỉ lệ trên 30%) đã không thụ động chờ đợi mà tích cực tìm kiếm cơ hội việc làm dù công việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo, một số SV có khả năng thích ứng nhanh và phát huy được tính sáng tạo của mình trong cuộc sống, học tập, lao động.

- SV của trường có phẩm chất chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, 90% SV có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, 94% SV có ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường, hầu hết chăm chỉ trong học tập và ln tiết kiệm thời gian, tiền bạc của mình trong cuộc sống.

2.2. Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng đạo đức nghề nghiệp của SVSP và quản lý giáo dục ĐĐNN của sinh viên sư phạm các trường CĐSP

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền đông nam bộ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)