Xuất những giải pháp Marketing:

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút du khách của công ty Vietravel (Trang 29 - 34)

Trước những cơ hội và thách thức đặt ra, công ty cần có những giải pháp Marketing phù hợp nhằm tận dụng và phát triển hoạt động du lịch tại Hà Nội. Đặc biệt đối với thị trường khó tính như châu Âu thì công ty cần có chiến lược chung là xây dựng một hình ảnh chất lượng, đáng tin cậy. Cùng với đó là phát triển hệ thống sản phẩm_dịch vụ, khai thác những chương trình du lịch mang đặc điểm riêng có của Hà Nội, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của một thủ đô 1000 năm, đặc biệt trong thời điểm hiện tại.

Đối với hoạt động Định giáQuan hệ đối tác, công ty đã có một chiến thuật đúng đắn và hiệu quả vì vậy cần phát huy và tiếp tục nâng cao hơn nữa trên cơ sở những gì đã đạt được. Trong quản lý quan hệ khách hàng, doanh nghiệp nên tiếp tục đưa ra những dịch vụ chất lượng dành riêng cho khách hàng lớn, tăng cường quan hệ hợp tác gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua những chương trình khuyến mãi, hậu mãi. Ngoài ra hoạt động nghiên cứu, thăm dò ý kiến, phản hồi của khách hàng để có những điều chỉnh hợp lý cũng hết sức quan trọng nhằm mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất.

Còn về hoạt động Phân phối của công ty: rất cần mở thêm những văn phòng đại diện tại thị trường châu Âu. Công ty đã có văn phòng tại Pháp thì nay có thể xem xét đến việc mở văn phòng tại những thị trường trọng điểm khác ở châu Âu như: Đức, Nga, Anh…tùy thuộc vào khả năng của công ty cũng như thuận

lợi, khó khăn tại những nước này. Ngoài ra công ty có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với những trung gian thương mại, hãng kinh doanh du lịch có uy tín ở nước sở tại trong hoạt động trao đổi tour, giới thiệu những đoàn khách tiềm năng giữa hai bên. Bởi đây là những đối tượng đã có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường, có khả năng tiếp cận và quảng bá đến đúng khách hàng mục tiêu của công ty tại thị trường đó.

Về hoạt động Xúc tiến hỗn hợp, doanh nghiệp cần tiếp tục tích cực tham gia những hoạt động truyền thông, quảng bá, Tuần lễ Việt Nam…của Tổng cục Du lịch tổ chức, đăng ký thông tin giới thiệu doanh nghiệp trong những ấn phẩm mới của ngành. Đồng thời công ty cũng cần xây dựng những chương trình truyền thông ấn tượng của riêng mình nhằm tạo sự khác biệt cho hình ảnh của công ty và sản phẩm du lịch-Hà Nội. Trong “Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2010” đã nêu rõ rằng những doanh nghiệp du lịch khi thực hiện những hoạt động nhằm quảng bá, phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ nhận được những hỗ trợ về kinh phí, trong đó cao nhất có thể đến 100%. Vì vậy công ty sẽ không cần quá quan tâm đến vấn đề chi phí, mà cần tập trung nắm bắt những cơ hội xúc tiến quan trọng như là: tham gia những hội chợ, triển lãm du lịch được tổ chức tại các nước châu Âu; tham gia những hội nghị, hội thảo và hội thi chuyên ngành cũng như các sự kiện du lịch; có thể nghiên cứu, xuất bản những ấn phẩm, vật phẩm về du lịch. Đó vừa là cơ hội để quảng bá cho điểm du lịch cũng là cơ hội để đưa tên tuổi của công ty đến gần với thị trường hơn. Ngoài ra, công ty cũng cần khai thác triệt để hơn nữa hệ thống website hiện tại của mình trong việc giới thiệu về công ty cũng như những nét đặc sắc của Hà Nội, sự hấp dẫn của những tour du lịch Hà Nội(cần tập trung vào lợi thế về di tích lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời và sự thân thiện của con người…).

Hai công tác quản trị Sản phẩmTạo sản phẩm trọn gói_lập chương trình là hai lĩnh vực có mối quan hệ rất lớn với nhau. Có được một hệ thống sản phẩm hấp dẫn và đảm bảo sẽ giúp cho công tác xây dựng tour thuận lợi hơn rất nhiều. Hà Nội là nơi tập trung nhiều những di tích lịch sử - văn hoá, làng nghề thủ công truyền thống, khu phố cổ, có nền ẩm thực phong phú và những thuận lợi lớn do vị thế thủ đô của mình. Do vậy, công ty có thể khai thác thêm rất nhiều những tour du lịch hấp dẫn khác chứ không chỉ là một vài tour hiện tại. Ngoài lĩnh vực du lịch ngắm cảnh thì công ty cần mở thêm những loại hình du lịch khác như:

_Du lịch trải nghiệm: có thể tổ chức cho du khách đến những làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Hà Nội không chỉ để thăm quan mà còn có thể trực tiếp tham gia vào những hoạt động của làng nghề dưới chính sự hướng dẫn của người dân và những nghệ nhân. Tour không chỉ trong một ngày mà có thể kéo dài thêm để khách du lịch có thể thực sự sống cuộc sống của những làng nghề. Điều này có thể thực hiện bằng cách liên kết với những hộ gia đình tại đó thực hiện “homestay”(tức là khách du lịch sẽ ở luôn tại nhà dân), tất nhiên là đảm bảo thu xếp những điều kiện cần thiết cho khách. Không chỉ

là những làng nghề, hình thức này còn có thể áp dụng đối với khu phố cổ của Hà Nội. Sở du lịch cũng đang nghiên cứu và có rất nhiều biện pháp khuyến khích để có thể thực hiện “homestay” ở đây.

_Du lịch ẩm thực: Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét, các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thủy hải sản không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan. Quan trọng hơn cả là các món đều nhiều rau xanh, trong trang trí và kết hợp gia vị đều hài hòa và có nước chấm riêng rất đặc trưng. Rất nhiều nguyên liệu, gia vị món ăn của Việt Nam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh. Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Nhiều nhà hàng, quán ăn đã trở thành cái tên tìm đến của nhiều du khách như: Quán ăn Ngon, Nhà hàng Sen Hồ Tây, Sen Hà Thành, Quán bún Ta, bún Việt, phố ẩm thực Việt Nam...với hàng trăm món ăn dân tộc mỗi ngày cho du khách lựa chọn. Trên cơ sở này, công ty hoàn toàn có thể tiến hành những tour ẩm thực có khả năng hấp dẫn du khách. Tour sẽ bao gồm việc đưa du khách đến những địa điểm mang đặc trưng ẩm thực Hà Nội_Việt Nam thăm quan, thưởng thức những món ăn đặc sắc. Sau đó công ty có thể liên kết với những cơ sở uy tín và có khả năng tổ chức cho du khách học và tự tay chế biến những món ăn, đồng thời tìm hiểu nguồn gốc, những đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hà Nội. Một ví dụ điển hình đã rất thành công trong loại hình này chính là ngôi nhà 25 Mã Mây của bà Ánh Tuyết, một nghệ nhân ẩm thực, đã trở thành nơi dạy nấu ăn các món Hà Nội và thuần Việt cho khách nước ngoài. Khách không chỉ đến ăn, mà còn đến để được bà chủ dạy cách làm các món ăn truyền thống của Hà Nội đúng theo chuẩn mực, đồng thời được nghe kể về văn hóa ẩm thực, về lịch sử món ăn, lồng thêm văn hóa Hà Nội. Không cần chút nỗ lực quảng cáo nào của bà chủ nhưng tour ở đây đều được lên lịch trước cả tháng.

_Du lịch MICE - hội nghị, hội thảo: Mảng thị trường này có thể đem lại nguồn thu rất cao vì đa số khách đi du lịch kết hợp với hội nghị là các doanh nhân, nhân viên và quan chức chính phủ, nhân sự giỏi được chủ công ty thưởng…Do vậy, mức chi tiêu trên mỗi đầu người của họ cho các dịch vụ ăn ở, vui chơi và các dịch vụ và sản phẩm khác cao hơn nhiều lần so với du khách đi nghỉ ngơi thông thường. Đây là loại hình mà Hà Nội rất có tiềm năng do thuận lợi của thủ đô: thường xuyên có những hội nghị, hội thảo lớn được tổ chức, lại có sân bay quốc tế. Cơ hội sắp tới đây chính là việc Phiên họp liên Uỷ ban Đông Á – Thái Bình Dương và Uỷ ban Nam Á UNWTO lần thứ 22 và Hội thảo quốc tế sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2010.

Để thu hút được nhóm khách hàng này, công ty cần liên kết được với những khách sạn uy tín trên địa bàn nhằm cung cấp cho du khách những dịch vụ nghỉ ngơi chất lượng nhất và nơi tổ chức hội nghị đảm bảo trang thiết bị hiện đại.

_Ngoài ra, công ty cũng có thể nâng cao chất lượng nội dung của hoạt động “city tour” bằng cách giúp du khách đi sâu tìm hiểu nhiều hơn về những danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử của Hà Nội. Thay vì chỉ đưa khách đi lướt qua một loạt những điểm du lịch trong một ngày thì doanh nghiệp có thể thiết kế tour mỗi ngày dành cho một hoặc hai địa điểm thôi. Như vậy du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để thăm thú, tìm hiểu và hướng dẫn viên cũng cần đi sâu vào giới thiệu đến du khách lịch sử, nét đặc trưng hay văn hóa lâu đời gắn liền với mỗi địa danh đồng thời lồng ghép vào đó những truyền thống, phong tục tập quán đáng chú ý của người Hà Nội.

Cuối cùng chính là yếu tố Con người. Chính vì vai trò quan trọng của yếu tố này trong hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với thị trường trọng điểm như châu Âu nên công ty cần chú trọng đầu tư đúng mức và có tầm nhìn dài hạn. Tuy hiện giờ nguồn nhân lực của công ty là khá cao so với những đối thủ cạnh tranh trong phạm vi Việt Nam nhưng vẫn không khỏi gặp phải những khó khăn và thực trạng chung về chất lượng: Hiện nay, chúng ta đang có khoảng 1 triệu người làm trong ngành du lịch, chiếm 2% lao động cả nước. Trong số này, khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học_tức là lượng lao động được qua đào tạo bài bản chỉ vào khoảng 30%, trong khi Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có tốc độ tăng trưởng về lượng khách quốc tế đến cao nhất thế giới. Thực tế hiện nay, trong đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, các trường đào tạo tại Việt Nam thiếu cơ sở vật chất để học viên thực tập, điều này làm cho học viên thiếu nhiều kỹ năng khi ra thực tế. Để khắc phục những khó khăn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, công ty Vietravel cần có một chiến lược phát triển dài hạn và theo quy trình:

Đầu tiên là kế hoạch hóa nguồn nhân lực: doanh nghiệp cần lên kế hoạch dự báo về yêu cầu nguồn nhân lực trong tương lai cả về số lượng lẫn chất lượng(tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức) dựa trên những thống kê về kết quả kinh doanh, xu hướng phát triển và yêu cầu đặc thù của mỗi loại hình du lịch, thị trường. Ví dụ như dự báo lượng khách châu Âu trong những năm tới là bao nhiêu và tốc độ tăng trưởng trong dài hạn như thế nào, chủ yếu đến từ những quốc gia nào( văn hóa của họ có gì khác biệt, ngôn ngữ, thị hiếu…)? Từ những dữ liệu hiện có thì có thể thấy, khách châu Âu đến nước ta hiện nay tập trung ở những quốc gia là: Pháp, Đức, Nga, Anh…Từ đó công ty cần lên kế hoạch nguồn nhân lực dự kiến cần bao nhiêu, trình độ ngoại ngữ sẽ phải ở mức cao để có thể hướng dẫn khách thăm quan và giới thiệu cho họ

về văn hóa, lịch sử…cần thông thạo những ngoại ngữ chính như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha…Ngoài ra, một đòi hỏi hết sức quan trọng đối với đội ngũ hướng dẫn viên đó là họ cần được đào tạo bài bản về văn hóa, lịch sử Hà Nội_Việt Nam, hiểu sâu về nguồn gốc và những nét đặc trưng của mỗi điểm du lịch.

Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực: doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng. Ứng viên trúng tuyển cần được trải qua thời gian thử việc, ít nhất là hai tháng với 85% lương đã công bố. Sau thời gian thử việc, nhân viên mới được xét tuyển dụng với sự ràng buộc giữa nhân viên và doanh nghiệp bằng hợp đồng lao động. Một trong những công việc cần phải được tiến hành trong khâu này chính là tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo: Công ty nên tạo mối liên kết với các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại công ty theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả; Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Đồng thời, thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi; Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tạo động lực (cơ chế đãi ngộ) và đánh giá thực hiện công việc: Đầu tiên chính là hoàn thiện công tác tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh. Hình thức trả lương hiện nay phù hợp nhất là hình thức khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Để gắn tiền lương với chất lượng lao động, mỗi người lao động sau một tháng làm việc thì cần được đánh giá xếp loại theo các mức độ. Ví dụ : A(1,2) –B(1,0) – C(0,8). Nếu người lao động có thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì nên sử dụng hệ số lương theo thâm niên trong quá trình tính lương cho người lao động. Ví dụ: 5-10 năm (1,2); 10-15 năm (1,4); 15-20 năm (1,6); 20-25 năm (1,8); 25 năm trở lên (2,0). Có khen thưởng đối với những nhân viên cung cấp đươc các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi, được các đồng nghiệp tín nhiệm và được người quản lý trực tiếp xác nhận. Mức thưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên mức lương tháng của người đó. Tiếp theo là công tác cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động của mỗi cá nhân đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ

của người lao động: Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi về tâm sinh lý cho người lao động; Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau để người lao động cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình; Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo ra những dấu ấn đặc trưng cho doanh nghiệp như tính dân chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm với nhau trong công việc. Điều đó vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và ý thức trách

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút du khách của công ty Vietravel (Trang 29 - 34)