Câu 4: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp
A. lai phân tích B. lai thuận nghịch C. phân tích cơ thể lai D. tạp giao.
Câu 5: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là
A. 50 B. 60 C. 76. D. 30
Câu 6: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp ở người do 1 gen nằm trên NST thường quy định, người ta thấy trong 1 gia đình có: ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, bà nội, bà ngoại và anh của người bố đều có tầm vóc cao, hai đứa con của cặp bố mẹ có con trai tầm vóc cao, con gái tầm vóc thấp. Vậy:
A. gen quy định tính trạng tầm vóc thấp là tính trạng trội hoàn toàn.
B. gen quy định tính trạng tầm vóc thấp là tính trạng trội không hoàn toàn.
C. gen quy định tính trạng tầm vóc thấp là tính trạng lặn
D. gen quy định tính trạng tầm vóc thấp là đồng trội.
Câu 7: Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
B. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
Câu 8: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1:1:1:1
A. AaBb x aaBb B. aaBb x aaBb C. aaBb x AaBB. D. Aabb x aaBb
Câu 9: ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh.Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình trên cây F1 sẽ là:
A. 1 vàng : 1 xanh B. 5 vàng : 1xanh. C. 100% vàng D. 3 vàng : 1 xanh.
Câu 10: Trong các trường hợp đột biến gen dưới đây, trường hợp nào có thể gây biến đổi nhiều nhất trong prôtêin tương ứng?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa của gen.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5’ của mạch khuôn.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 3’ của mạch khuôn.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5’ của mạch khuôn.
Câu 11: Lai 2 thứ cà chua tứ bội: AAAa (quả đỏ) x Aaaa (quả đỏ), tỉ lệ của kiểu gen AAaa ở F1 là:
Câu 12: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (2) → (1) → (3) → (4) B. (1) ← (2) ← (3) → (4)
C. (3) → (1) → (4) → (1) D. (1) ← (3) →(4) → (2).
Câu 13: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 21 B. 15 C. 14 D. 28.
Câu 14: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 43,75% B. 71,875%. C. 28,125%. D. 85,9375%.
Câu 15: Tỉ lệ kiểu gen thế hệ sau khi cho AAaa tự thụ :
A. 1AAAA: 8 AAAa : 18 AAaa: 8Aaaa : 1aaaa
B. 1AAAa : 8Aaaa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
D. 1AAAA : 8 Aaaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
Câu 16: Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân xảy ra ở:
A. Pha S kì trung gian B. Pha G2 kì trung gian.
C. Pha G1 kì trung gian. D. Kỳ đầu
Câu 17: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là:
A. AAaa × Aa và AAaa × AAaa B. AAaa × aa và AAaa × Aaaa