Câu 14: Trong các trường hợp đột biến gen dưới đây, trường hợp nào có thể gây biến đổi nhiều nhất trong prôtêin tương ứng?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5’ của mạch khuôn.
B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 3’ của mạch khuôn.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa của gen.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5’ của mạch khuôn.
Câu 15: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong qua trình dịch mã?
A. mARN B. ADN C. Ri bôxôm D. tARN.
Câu 16: Kiểu gen của cá chép kính là Aa, cá chép vảy là aa, kiểu gen đồng hợp tử AA làm trứng không nở. Phép lai giữa 2 cá chép kính sẽ làm xuất hiện kiểu hình:
A. 1 cá chép kính : 1 cá chép vảy B. 3 cá chép kính : 1 cá chép vảy
C. Toàn cá chép kính. D. 2 cá chép kính : 1 cá chép vảy
Câu 17: Gọi n là số cặp gen dị hợp quy định n cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Mỗi gen nằm trên 1 NST, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện:
A. (3: 1)n loại KG và 2n loại KH. B. 3n loại KG và (1:2:1)n loại KH
C. 3n loại KG và 2n loại KH D. 2n loại KG và (3: 1)n loại KH
Câu 18: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ← (2) ← (3) → (4) B. (3) → (1) → (4) → (1)
C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (1) ← (3) →(4) → (2).
Câu 19: Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
B. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
C. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
Câu 20: Kiểu gen AaBBbCCEEe thuộc dạng đột biến:
A. Thể đa nhiễm. B. Thể ba nhiễm C. Thể bốn nhiễm. D. Đa bội
Câu 21: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Thể 3 nhiễm kép có số nhiễm sắc thể là:
A. 54 NST. B. 27 NST C. 20 NST D. 17 NST
Câu 22: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 14 B. 15 C. 21 D. 28.
Câu 23: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một nuclêôtit khác thành gen b, gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là :
A. A = T = 249; G = X = 391 B. A = T = 610; G = X = 390
C. A = T = 250; G = X = 390. D. A = T = 251; G = X = 389
Câu 24: Trên một đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành là:
A. 99. B. 92 C. 108 D. 90
Câu 25: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit là: A + G/T + X = ½. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là:
A. 0,2. B. 2 C. 0,5 D. 5
Câu 26: ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh.Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình trên cây F1 sẽ là:
A. 3 vàng : 1 xanh. B. 1 vàng : 1 xanh C. 100% vàng D. 5 vàng : 1xanh.
Câu 27: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 43,75% B. 85,9375%. C. 71,875%. D. 28,125%.
Câu 28: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỷ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
A. Aa x Aa B. AA x aa.
C. Aa x aa; AA x Aa D. AA x Aa ; AA x aa
Câu 29: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biển nào sau đây là sai ?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể , vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi. của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
Câu 30: Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung:
A. Thêm và thay thế 1 cặp Nuclêôtít
B. Mất và thêm 1 cặp Nuclêôtít
C. Mất và thay thế 1 cặp Nuclêôtít
D. Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp Nuclêôtít
Câu 31: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp
A. phân tích cơ thể lai B. tạp giao. C. lai phân tích D. lai thuận nghịch
Câu 32: Chọn trình tự thích hợp của các ribônuclêôtít được tổng hợp từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là AGXTTAGXA.
A. AGXTTAGXA. B. AGXUUAGXA C. UXGAAUXGU D. TXGAATXGT
Câu 33: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thì thể song nhị bội là:
A. BBBB. B. AAAA. C. AABB. D. AB.
Câu 34: Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến
A. thể ba nhiễm 2n+1hoặc thể 1 nhiễm 2n- 1. B. thể ba nhiễm 2n+1.
C. thể 1 nhiễm 2n- 1. D. tam bội thể 3n.
Câu 35: Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân xảy ra ở:
A. Pha S kì trung gian B. Kỳ đầu
C. Pha G1 kì trung gian. D. Pha G2 kì trung gian.
Câu 36: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin
C. Mã di truyền là mã bộ ba
D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
Câu 37: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. Aaabb và AaaBB B. AaaBb và AAAbb C. AAaBb và AAAbb. D. AAaBb và AaaBb
Câu 38: Thành phần cấu tạo nên của OPêrônlac bao gồm:
A. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành(O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà(R)
B. Một vùng khởi động( P), một vùng vận hành (O), và một nhóm gen cấu trúc.
C. Một vùng vận hành(O) và một nhóm gen cấu trúc.
D. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.
Câu 39: Tỉ lệ kiểu gen thế hệ sau khi cho AAaa tự thụ :
A. 1AAAA : 8 Aaaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
B. 1 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa
C. 1AAAa : 8Aaaa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAA: 8 AAAa : 18 AAaa: 8Aaaa : 1aaaa
Câu 40: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng:
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi
C. Nối các đoạn Okazaki với nhau
D. Tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 41: Kiểu gen AaBBbCCEE tương ứng với số NST trong tế bào là:
A. 9 B. 10 C. 8 D. 11.
Câu 42: Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng:
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.
B. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
C. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
D. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 43: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến:
A. tiền phôi. B. gen. C. xôma. D. giao tử.
Câu 44: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 đỏ : 1 trắng B. 1 đỏ : 1 hồng
C. 1 hồng : 1 trắng D. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
Câu 45: Trong phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x aaBbDd (Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trôi hoàn toàn) sẽ có :
A. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen. B. 4loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.