Nơi công tác hiện nay có thể thay đổi, không còn đúng như lúc mới post lên nữa!

Một phần của tài liệu Suy nghĩ về IMO (Trang 43 - 45)

nữa!

Khối THPT Chuyên của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Với lịch sử phát triển hơn 40 năm, Khối THPT Chuyên - Trường ĐHKHTN là nơi đào tạo nhiều học sinh giỏi đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Trong kì thi HSG Quốc gia năm 2009-2010, theo thống kê sơ bộ thì trong số 5 giải Nhất, 12 giải Nhì và 14 giải Ba các môn Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học, đội tuyển Khối THPT Chuyên Vật lý đã dành 3 giải Nhất - là kết quả toàn đoàn cao nhất trong cả nước.

Hai trong số ba học sinh đạt giải Nhất môn Vật lý là Nguyễn Đăng Minh và Phạm Tiến Hùng cũng là hai gương mặt đã đạt giải Nhất trong kỳ thi quốc tế Nanyang Concept Test do Trường Toán Lý của Đại học Công nghệ Nanyang - NTU Singapore tổ chức.

Khối THPT Chuyên Vật lý cũng là khối đi đầu trong việc đào tạo học sinh có năng khiếu Vật lí ở bậc phổ thông trung học, cũng như đào tạo học sinh thi đại học: tỉ lệ đỗ đại học của học sinh hàng năm luôn trên 95%. Hàng năm có khoảng 270 học sinh được học tập tại Khối, các em đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Trong khi đó, Khối THPT Chuyên Toán là đơn vị giàu thành tích nhất Việt Nam ở các kì thi Olympic Toán Quốc tế (IMO): Tất cả các kì thi IMO từ năm 1974 đến năm 2008 mà đoàn Việt Nam tham dự đều có mặt học sinh của Khối. Từ năm 1974, các học sinh của Khối đạt 59 huy chương trong các kì thi IMO (trong tổng số 151 huy chương của Việt Nam), trong đó có 23 huy chương Vàng (trên tổng số 30 huy chương Vàng của Việt Nam), có 4 học sinh đạt huy chương Vàng hai năm liền là Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn và Lê Hùng Việt Bảo.

Những năm gần đây, Khối THPT Chuyên - Trường ĐHKHTN liên tục dẫn đầu cả nước về điểm thi trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Từ ngôi trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trở thành các chuyên gia về Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học và Sinh học ở trong nước cũng như khu vực và trên thế giới.

Hiện tượng GS. Ngô Bảo Châu - cựu học sinh Khối THPT Chuyên Toán - Tin với công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản chương trình Langland” vừa được Tạp chí Time (Mỹ) bầu chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009 là một ví dụ. Hằng năm, có tới 25 - 30% học sinh của Khối đi du học ở các nước phát triển.

Năm 2011, đoàn Việt Nam có 6 thành viên tham dự Olympic Toán quốc tế gồm Đỗ Kim Tuấn (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam), Lê Hữu Phước (THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng), Nguyễn Văn Quý (THPT Chuyên Bắc Ninh), Nguyễn Thành Khang (THPT Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ), Võ Văn Huy (THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên, Nguyễn Văn Thế (THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định).

Đoàn học sinh Việt Nam tại buổi khai mạc IMO 52. Ảnh: vnmath.

Với 6 tấm huy chương đồng, thành tích của đội tuyển IMO Việt Nam năm nay là thứ 31 toàn đoàn trên tổng số 90 đoàn tham gia. Đây là thành tích thấp nhất sau 35 lần tham dự IMO của Việt Nam. Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1 với 6 Huy chương Vàng, thứ hai là Mỹ, và thứ tư là Liên bang Nga. Năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của 2 nước ASEAN là Singapore (đứng thứ 3) và Thái Lan (đứng thứ 5). Đoàn Indonesia xếp thứ 29 trên Việt Nam 2 bậc.

Họ tên P1 P2 P3 P4 P5 P6 Tổng

Lê Hữu Phước 7 0 0 7 7 0 21

Đỗ Kim Tuấn 7 0 0 7 7 0 21

Nguyễn Thành Khang 7 1 1 7 2 0 18

Võ Văn Huy 7 0 1 7 2 0 17

Nguyễn Văn Quý 7 0 4 0 7 1 19

Theo đánh giá, trong 6 bài thi của IMO 2011 thì bài 2 là bài khó nhất, tiếp đến là bài 6, trong những đội ở Top 5, không có thí sinh nào đạt điểm tối đa. Đội tuyển Đức đứng thứ 11 và có một thí sinh đạt điểm tối đa là cô gái vàng Lisa Sauermann. Lisa Sauermann đã tham gia 5 kì IMO với thành tích đáng nể: 4 huy chương vàng + 1 huy chương bạc, một kỉ lục mà phải còn rất lâu nữa mới có người phá. Có một điểm nổi bật nữa là có một thí sinh mới 14 tuổi đã tham gia 3 kì IMO và năm nay đã có huy chương vàng, đó là em Raúl Artoro Chávez Sarmiento (sinh 24/10/1997, người Peru) Olympic Toán quốc tế (IMO) được tổ chức lần đầu tiên năm 1959 tại Rumani. Đây là kì thi thường niên dành cho học sinh. Đã có 52 kì thi được tổ chức. Sau đây là vài nét về đoàn Việt Nam tại Olympic Toán học quốc tế.

• Tham dự lần đầu tiên năm 1974.

• Số lần đã tham dự: 35.

• HCV đầu tiên: Hoàng Lê Minh, THPT chuyên, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đạt 38/40 điểm, năm 1974.

• Học sinh đầu tiên của Hà Nội đoạt giải (không tính các lớp chuyên của Bộ): Nguyễn Trọng Khánh, THPT Chu Văn An, HCĐ, năm 1975.

• Học sinh miền Trung đầu tiên đoạt giải: Lê Ngọc Chuyên, THPT chuyên Đại học Vinh, HCĐ, năm 1976.

• Học sinh miền Nam đầu tiên đoạt giải: Lê Tự Quốc Thắng, THPT Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh, HCV, năm 1982.

• Học sinh nữ đầu tiên đoạt giải: Phan Vũ Diễm Hằng, THPT chuyên, Đại học KHTN Hà Nội, HCĐ, năm 1975.

• Học sinh nhỏ tuổi nhất đoạt giải: Nguyễn Hồng Thái (15 tuổi), THPT Chu Văn An, Hà Nội, HCĐ, năm 1978.

• Giải đặc biệt: Lê Bá Khánh Trình, Quốc học Huế, năm 1979.

• 5 học sinh từng 2 năm liền đoạt HCV là: Ngô Bảo Châu (1988, 1989), Đào Hải Long (1994, 1995), Ngô Đắc Tuấn (1995, 1996), Vũ Ngọc Minh (2001, 2002), Lê Hùng Việt Bảo (2003, 2004).

• 9 học sinh Việt Nam từng giành điểm tuyệt đối: Lê Bá Khánh Trình (1979), Lê Tự Quốc Thắng (1982), Đàm Thanh Sơn (1984), Ngô Bảo Châu (1988), Đinh Tiến Cường (1989), Ngô Đắc Tuấn (1995), Đỗ Quốc Anh (1997), Lê Hùng Việt Bảo (2003), Nguyễn Trọng Cảnh (2003).

• Số học sinh dự thi đông nhất một kì thi: 8 (các năm 1975, 1976, 1978).

• Số học sinh dự thi ít nhất: 4 (các năm 1978, 1982).

• Lần duy nhất đoàn có 5 học sinh tham dự: năm 1974.

• Năm 1978, Việt Nam là đoàn duy nhất có cả 8 học sinh đều đoạt giải.

• Trưởng đoàn từng tham dự thi IMO: Vũ Đình Hòa. Tham dự thi năm 1974, trưởng đoàn năm 2001.

• Việt Nam đăng cai tổ chức IMO 48 năm 2007, là lần đầu tiên.

• Việt Nam không tham gia các kì IMO năm 1977 và IMO 1981.

• Thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam trong các kì thi IMO: xếp thứ 3 không chính thức các năm 1982, 2007.

• Thành tích thấp nhất của đoàn Việt Nam trong các kì thi IMO: xếp thứ 31 không chính thức các năm 2011 với 6 HCĐ.

• Thành tích cao nhất xét trên số huy chương: năm 2004 với 4 HCV, 2 HCB. . 2009: Phạm Hy Hiếu ( Bạc) : Stanford ( CS)

Một phần của tài liệu Suy nghĩ về IMO (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w