Thành tích tham gia các kỳ thi Olympic Quốc tế Toán - Tin
1974 - 2009
Năm 1974, Việt Nam bắt đầu tham dự kì thi Olympic Toán học Quốc tế. Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội thường xuyên có học sinh được đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam tham dự kì thi Quốc tế này. Tính đến năm 2009, Trường THPT Chuyên có 40 học sinh đạt giải trong các kì thi Olympic Toán học và Tin học Quốc tế, trong đó có 10 huy chương Vàng, 20 huy chương Bạc và 10 huy chương Đồng.
1 Vũ Đình Hòa Bạc 1974 CHDC Đức 2 Tạ Hồng Quảng Đồng 1974 CHDC Đức 3 Lê Đình Long Bạc 1975 Bungari 4 Lê Ngọc Minh Đồng 1976 Áo 5 Phan Thanh Diện Đồng 1976 Áo 6 Vũ Kim Tuấn Bạc 1978 Rumani 7 Nguyễn Thanh Tùng Bạc 1978 Rumani 8 Đỗ Đức Thái Đồng 1978 Rumani 9 Bùi Tá Long Bạc 1979 Rumani 10 Trần Tuấn Hiệp Bạc 1983 Pháp 11 Phạm Thanh Phương Đồng 1983 Pháp 12 Đỗ Quang Đại Bạc 1984 Tiệp Khắc 1 13 Hà Anh Vũ Vàng 1986 Ba Lan
14 Nguyễn Phương Tuấn Bạc 1986 Ba Lan 15 Trần Trọng Hùng Bạc 1987 Cuba 16 Trần Trọng Hùng Bạc 1988 Ôxtrâylia 17 Đinh Tiến Cường Vàng 1989 CHLB Đức 18 Nguyễn Tường Lân Đồng 1990 Trung Quốc 19 Nguyễn Việt Anh Bạc 1991 Thuỵ Điển 20 Nguyễn Hữu Cường Đồng 1992 LB Nga 21 Phạm Hồng Kiên Bạc 1993 Thổ Nhĩ Kỳ 22 Phạm Chung Thuỷ Đồng 1993 Thổ Nhĩ Kỳ 23 Nguyễn Duy Lân Bạc 1994 Hong Kong 24 Nguyễn Thế Phương Bạc 1995 Canada 25 Vũ Việt Anh Vàng 1998 Đài Loan 26 Lê Thái Hoàng Đồng 1998 Đài Loan 27 Lê Thái Hoàng Vàng 1999 Rumani 28 Nguyễn Hồng Sơn Bạc 1999
29 Vũ Ngọc Minh Vàng 2001 Mỹ 30 Trần Khánh Toàn Bạc 2001 Mỹ
31 Trần Quang Khải Bạc 2001 Phần Lan 32 Trần Quang Khải Vàng 2001 Hàn Quốc 33 Phạm Gia Vĩnh Anh Vàng 2002 Anh
34 Vũ Ngọc Minh Vàng 2002 Anh 35 Nguyễn Trọng Cảnh Vàng 2003 Nhật Bản 36 Nguyễn Kim Sơn Vàng 2004 Hy Lạp 37 Nguyễn Đức Thịnh Bạc 2004 Hy Lạp 38 Hứa Khắc Nam Bạc 2004 Hy Lạp 39 Nguyễn Nguyên Hùng Đồng 2005 Mexico 40 Nguyễn Phạm Đạt Bạc 2008 Tây Ban Nha Trong số 30 các nhà khoa học Việt Nam trở về giúp tổ chức cuộc thi Toán học quốc tế (IMO) lần thứ 48 có những nhà Toán học thuộc thế hệ 7X và 8X từng đoạt các huy chương vàng, bạc, đồng tại các IMO.
Minh Anh (thứ nhất trái), Thu Hà (giữa) và Anh Vinh (cuối) giao lưu cùng các tài năng trẻ VN trở về nước chấm thi tại IMO
Cuộc trò chuyện của họ với PV Tiền phong cho thấy nhiều suy nghĩ của một lớp trẻ tài năng đối với đất nước.
Lê Anh Vinh (1983) đang làm Tiến sĩ Toán ở ĐH Harvard danh giá của nước Mỹ. Năm 2001, anh đoạt giải Bạc IMO 2001 và nhận được học bổng của Chính phủ Việt
Nam và Australia học tại ĐH New South Wales.
Sau đó Lê Anh Vinh đã được nhận học bổng Tiến sĩ tại trường ĐH Harvard. Mỗi năm Harvard chỉ nhận 10 sinh viên đến làm luận án tiến sĩ và Vinh là người Việt Nam duy nhất năm ấy có vinh dự này.
Hiện nay, ở Harvard cũng chỉ có chưa đến 10 người Việt Nam đang học tập, nghiên cứu. Kế hoạch của Vinh là hoàn thành bằng tiến sĩ tại Harvard, làm việc ở nước ngoài vài năm để lấy kinh nghiệm rồi về nước.
Vợ chồng Đào Thị Thu Hà (1981) và Trần Minh Anh (1979) thực sự gây ấn tượng với người trò chuyện bởi sự trẻ trung và năng động. Thu Hà học khối chuyên THPT thuộc ĐH KHTN (ĐHQG Hà Nội) và theo học 2 năm hệ cử nhân tài năng của trường này. Sau đó Hà sang Pháp học tại ĐH Ecole Polytechnique, rồi làm luận văn thạc sĩ và hiện đang làm luận án tiến sĩ.
Khi sang Pháp, Hà gặp Trần Minh Anh, học trước cô một khoá. Sau 4 năm cùng nhau học tập, họ làm lễ cưới. Đã cưới nhau được 2 năm, cặp vợ chồng này chưa có kế hoạch sinh em bé mà lại có kế hoạch “làm ra” 2 bằng tiến sĩ và tiếp đó là 2 bằng sau tiến sĩ tại Stanford University (Mỹ).
Học tập, tham gia giảng dạy ở nước ngoài; xây dựng gia đình; tiếp tục nghiên cứu lên cao hơn bậc tiến sĩ; làm việc một số năm tại nước ngoài để tích lũy tri thức và kinh nghiệm đang là mốt đối với nhiều sinh viên giỏi Việt Nam? Hà Huy Tài, người dự thi IMO lần thứ 30 tại Trung Quốc (1990) và lần thứ 31 tại Thụy Điển (1991) cho biết: Đó là con đường mà những người theo đuổi khoa học cơ bản đang đi.
Sau tấm huy chương bạc IMO, Hà Huy Tài được nhận vào học tại ĐH Curtin
University of Technology (Australia). Sau khi học xong ĐH, anh làm nghiên cứu sinh tại Queen’s University (Canada). Hoàn thành tiến sĩ năm 2000, anh về nước và công tác tại Viện Toán. Từ năm 2001- 2004, anh sang Mỹ làm luận án sau Tiến sĩ ở ĐH Missouri - Columbia. Hiện nay, anh vẫn thuộc biên chế Viện Toán và cùng lúc tham gia giảng dạy tại ĐH Tulane University (Mỹ).
Hà Huy Tài khẳng định chúng ta có nhiều tiềm năng Toán học, có thể nhìn thấy ở các kết quả đạt được của Việt Nam trong các cuộc đọ sức quốc tế. Các nước đánh giá rất cao việc dạy kiến thức Toán học cho học sinh phổ thông tại Việt Nam. Các nghiên cứu về Toán học của Việt Nam cũng được đánh giá cao trong các nước phát triển và được thế giới biết đến.
Tài cho biết, về đầu vào, sinh viên Việt Nam được chuẩn bị rất tốt một phần do phải cạnh tranh trong một kỳ thi ĐH hết sức khó khăn. Nhưng sinh viên các nước phát triển có ý thức học tập nghiên cứu hơn sinh viên ở Việt Nam rất nhiều do họ phải đóng những khoản học phí khổng lồ cho các trường ĐH phần lớn là trường tư.
Hơn thế nữa, các trường của ta mỗi học kỳ chỉ kiểm tra 1 lần trong khi nước bạn kiểm tra liên tục với các bài tập lớn bắt buộc sinh viên phải học. Đó là điều làm nên sự khác biệt giữa khả năng nghiên cứu học tập của sinh viên trong nước và nước ngoài.
Để thu hút các sinh viên, nhà khoa học trở về nước cống hiến, theo anh, không có gì khó khăn bởi, với những người làm khoa học, điều quan trọng là cần có cơ sở vật chất đủ tốt để nghiên cứu khoa học. Theo Huy Tài, các ngành khoa học cơ bản sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế đất nước.
Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện để những người Việt Nam đang học tập công tác ở nước ngoài về nước thường xuyên hơn để cộng tác với những cơ sở, cán bộ nghiên cứu trong nước. Với những nhà khoa học có ý muốn trở về, đất nước cũng cần được tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.
Đội tuyển Olympic Toán Việt Nam 2004
Cả 6 thành viên của đoàn Việt Nam đều đoạt huy chương tại Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 tại Hy Lạp (từ 6 đến 19/7). Ngoài 4 huy chương vàng, đoàn Việt Nam còn giành 2 huy chương bạc. Đây là thành tích tốt nhất của đoàn học sinh nước ta từ trước tới nay.
4 huy chương vàng thuộc về Phạm Kim Hùng, học sinh lớp 11 và Lê Hùng Việt Bảo lớp 12 khối phổ thông chuyên Toán - Tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội);
Nguyễn Minh Trường lớp 12, THPT năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng; Nguyễn Kim Sơn lớp 12, khối phổ thông chuyên Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội.
2 huy chương bạc thuộc về Nguyễn Đức Thịnh lớp 11 và Hứa Khắc Nam lớp 12, khối phổ thông chuyên Toán - Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội.
Đặc biệt, thí sinh Lê Hùng Việt Bảo liên tiếp hai năm đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. Năm 2003, Bảo đạt số điểm tuyệt đối 42/42 và được Trung ương đoàn bình chọn vào danh sách 10 gương mặt thanh niên tiêu biểu năm 2003. Bảo cũng được nhận bằng khen của Thủ tướng.
Năm 2003, đoàn Olympic Toán Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 1 huy chương đồng, xếp thứ 4 trong tổng số 85 đoàn dự thi, sau Bulgaria, Trung Quốc và Mỹ.
Với thành tích đạt được trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 - 2010, Khối THPT Chuyên - Trường ĐHKHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục khẳng định vị