%CK ở các ngày 25, 35, 45 không có sự khác biệt ở các thời gian nuôi cấy khác nhau. Ở tất cả các hộp nuôi cấy %CK đều nằm trong khoảng 3.5 – 4.5 (bảng 4.1).
Bảng 4.2: Chiều cao cây (CCC), chiều dài rễ (CDR), đường kính thân (DKT), số lá và diện tích lá (DTL) của cây húng chanh ở các thời gian nuôi cấy khác nhau.
NTz CCC CDR ĐKT Số lá DTL (mm/cây) (mm/cây) (mm/cây) (lá/cây) (cm2/cây)
25 48,3 44,7 2,8 9,8 54,7 35 96,2 45,1 3,0 10,1 79,7 45 160,4 48,5 3,2 13,0 93,5 ANOVAx NS NS NS NS NS CV (%) 39,3 28,1 8,8 14,0 16,9 x : NS: không khác biệt z
:Tên nghiệm thức: 25, 35, 45 tương ứng với thời gian nuôi cấy 25 ngày, 35 ngày và 45 ngày
4.1.4. Chiều cao cây (mm/cây)
Chiều cao không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 3 thời gian nuôi cấy 25, 35, 45 ngày, tuy nhiên, theo Biểu đồ 4.7 vẫn có sự khác biệt về chiều cao cây giữ ngày nuôi cấy thứ 25 và 35. Chiều cao cây ở ngày thứ 35 (96,2 mm/cây) gấp đôi chiều cao cây ở ngày nuôi cấy thứ 25 (48,3 mm/cây).
49 20 25 30 35 40 45 50 0 50 100 150 200 250
Hình 4.6: Chiều cao cây húng chanh ở các ngày nuôi cấy khác nhau
4.1.5. Chiều dài rễ (mm/cây)
Chiều dài rễ có giá trị tương đương nhau ở các thời gian nuôi cấy khác nhau. Sự khác biệt về chiều dài rễ không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 4.2). Tuy nhiên, quan sát hệ rễ ở các thời gian nuôi cấy khác nhau cho thấy, rễ ở ngày nuôi cấy thứ 45 có màu sậm hơn, có hiện tượng rễ chết và dễ rụng khỏi thân.
4.1.6. Đƣờng kính thân (mm/cây)
Đường kính thân của cây húng chanh tăng lên theo thời gian nuôi cấy tuy nhiên đường kính thân qua các ngày nuôi cấy không có sự khác biệt về mặt thống kê (Bảng 4.2).