CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT 4.1 Giới thiệu sơ lược về các phương pháp xử lý chất thải:
4.7.1.2. Khi dự án đi vào hoạt động: 1 Nguồn gây ô nhiễm không khí:
4.7.1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí:
Bụi: phát sinh từ quá trình vật chuyển chất thải và bốc dỡ đưa xuống lưu chứa trong kho hay quá trình thao tác đưa vào lò, đặc biệt với các loại chất thải có kích thước nhỏ. Lượng bụi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.
Bụi và khí độc hại (như SO2, NO2, CO...) trong khói thải của các phương tiện vận chuyển rác. Nguồn ô nhiễm này phân tán rộng, nồng độ các chất ô nhiễm không lớn nên tác động đến môi trường không khí ở mức độ nhỏ.
Khí thải sinh ra từ lò đốt: đây là yếu tố rất đáng quan tâm khi vận hành. Khi điều kiện vận hành của lò và hệ thống xử lý khí thải sau lò đốt hoạt động không ổn định hay gặp sự cố, các khí thải mang tính độc hại cao như SOx, NOx, CO, … thậm chí các khí độc tính cao như dioxin hay furan sẽ hình thành và phát tán vào không khí. Điều này gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong vùng và môi trường chung.
Khí thải phát sinh từ khu vực lưu chứa chất thải:các chất thải có dễ bay hơi như dung môi sẽ dễ dàng phát tán hơi khi lưu chứa đặc biệt khi điều kiện lưu chứa không đảm bảo, chất thải sẽ rò rỉ, tràn đổ. Ngoài ra một số loại chất thải hữu cơ khi lưu chứa một thời gian sẽ tự phân hủy hay lên men phát sinh ra khí đi vào môi trường.
Mùi hôi: đây cũng là một tác động hết sức nhạy cảm, không thể tránh khỏi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến người thao tác cũng như con người trong khu vực lân cận. Mùi hôi phát sinh từ chất thải trong quá trình vận chuyển, trong kho lưu chứa và cả khu vực nạp liệu chất thải.
Tiếng ồn: phát sinh từ các phương tiện vận chuyển chất thải và các máy móc khi vận hành. Tuy nhiên mức độ sẽ không quá nghiêm trọng.