Công nghệ lò đốt thùng quay:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT 4.1 Giới thiệu sơ lược về các phương pháp xử lý chất thải:

4.3. Công nghệ lò đốt thùng quay:

Hình 6: Nguyên lý lò đốt thùng quay

Hệ thống bao gồm các bộ phận: cấp liệu, lò sơ cấp (lò quay), lò thứ cấp (lò tĩnh) và bộ phận tháo tro. Lò đốt thùng quay có buồng sơ cấp là một tang quay với tốc độ điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn chất thải rắn trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt dốc với độ dốc khoảng 1/100 nhằm vận chuyển tự động rác từ khi vào cho đến khi thành tro ra khỏi buồng đốt. Các quá trình sấy, hóa hơi (nhiệt phân), đốt cháy carbon và tháo tro diễn ra trong tang quay này theo trình tự từ khi nạp rác vào buồng đốt đến khi thành tro. Sản phẩm khí từ buồng sơ cấp tiếp tục được đốt trong buồng thứ cấp có bổ sung nhiệt lượng để đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ trong khí thải. Các quá trình sấy, nhiệt phân và đốt cháy cặn carbon xảy ra độc lập trên mỗi đoạn chiều dài của tang quay và nhờ có sự xáo trộn tốt nên tốc độ khí hóa của lò đốt thùng quay cao hơn lò đốt tĩnh 2-3 lần (trong lò đốt tĩnh các quá trình sấy, nhiệt phân và đốt cháy cặn cac bon xảy ra tại một vị trí và xảy ra đồng thời).

Trong hệ thống lò đốt rác thùng quay, buồng đốt thứ cấp là một buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi và khí hóa do quá trình nhiệt phân từ buồng sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 9500C. – 11000C. Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 - 2 giây. Hàm lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Buồng đốt thứ cấp thường gắn

liền với hệ thống tái sử dụng năng lượng như nồi hơi. Nồi hơi sản xuất hơi cao áp chạy máy phát điện hoặc sản xuất nước nóng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)