MỘT SỐ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập môn kiến thức chung công chức Hà Nội năm 2015 (Trang 25 - 27)

vào cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ.

Ba là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan

được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Bốn là, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo... tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

Năm là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên

cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra... hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.

II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHÍNH NHÀ NƯỚC

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo làm nền tảng cho cho tổ chức và hoạt động của của bộ máy hành chính nhà nước. Một số nguyên tắc cơ bản gồm:

1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Ðảng:

- Trước hết, Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Ðảng. Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình để từ đó đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính nhà nước.

- Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. Các tổ chức Ðảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Ðảng viên ưu

tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước, đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Ðảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

- Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Ðảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo.

- Sự lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Ðảng và của từng Ðảng viên. Ðây là cơ sở nâng cao uy tín của Ðảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.

- Ðảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Ðảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.

Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, đường lối, chính sách của Ðảng không được dùng thay cho luật hành chính, Ðảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước. Các nghị quyết của Ðảng không mang tính quyền lực- pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Ðảng.

2. Nguyên tắc dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích chung của quốc gia và lợi ích của công dân.

Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính Nhà nước ta là bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của quốc gia và phục vụ lợi ích của công dân một cách mẫn cán, có hiệu lực và hiệu quả.

Bộ máy hành chính nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, ít tầng, nấc, gần dân nhất để giải quyết mọi công việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất.

Mọi hoạt động thuộc hành chính nhà nước đều có mục đích phục vụ dân và phải do dân giám sát.

3. Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật.

Nền hành chính dân chủ và có hiệu lực phải là một nền hành chính quán triệt sâu sắc và thể hiện đầy đủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Một nền hành

chính như vậy phải thực thi có hiệu lực quyền hành pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất. không phân chia, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng của quyền lực nhà nước.

Khác với thuyết “phân lập ba quyền” của Nhà nước tư sản, Nhà nước Việt

Nam có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của ba loại cơ quan

nhà nước: Quốc hội (lập pháp); Chính phủ (hành pháp); Toà án, Viện kiểm sát

(tư pháp), có sự phân công, phối hợp và thống nhất giữa ba cơ quan này trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất không phân chia.

4. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Xuất phát từ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của một nhà nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hành chính nhà nước ta phải bảo đảm tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế tập trung vững chắc vào Nhà nước (trung ương), song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, tản quyền, uỷ quyền, đồng quản lý... trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, có màu sắc “cát cứ địa phương” hay “phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểu hiện của bệnh tập trung quan liêu đều không được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịp thời.

5. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.

Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm bảo đảm sự phát triển thống nhất về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bố đầu tư; chính sách về tiến bộ khoa học - công nghệ; thể chế hoá các chính sách thành pháp luật; đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức khoa học kỹ thuật và công chức lãnh đạo, quản lý, không phân biệt thành phần kinh tế - xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý.

Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là bảo đảm sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học - văn hoá - xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của nhà nước và khai thác có hiệu quả tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành, thành phần kinh tế - xã hội và cấp quản lý.

Quản lý theo ngành hay lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương tới địa phương và cơ sở.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập môn kiến thức chung công chức Hà Nội năm 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)