Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 2013 (Trang 42 - 50)

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy

3.2.1.1. Sửa đổi một số điều, khoản của luật BHXH đã ban hành

BHXH là chính sách lớn của Đảng và nhà nước luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và hiến pháp Việt Nam. Trong từng giai đoạn lịch sử chính sách BHXH từng bước được đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy vai trò đối với người lao động và hệ thống an sinh xã hội của Đất nước. Tuy nhiên hệ thống các văn bản về chính sách BHXH được hệ thống hoàn chỉnh và có tính pháp

lý cao cần thiết phải xem xét và sửa đổi một số khoản, điều trong bộ luật đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Quan hệ BHXH pháp sinh là quan hệ về quyền được hưởng các chế độ BHXH và nghĩa vụ phải đóng góp BHXH giữa người lao động, người sử dụng lao động các cơ quan và tổ chức. Nhưng quan hệ này hiện nay mới được điều chỉnh bằng hệ thống các văn bản dưới pháp luật là chủ yếu do đó phải được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành do đó nhất thiết phải điều chỉnh một số điều của luật chưa phù hợp.

3.2.1.2. Sửa đổi bổ sung điều kiện để được hưởng các chế độ BHXH

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung, khái quát nhất về cả đối tượng phạm vi các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra đối với BHXH việc ban hành chính sách BHXH phải được dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Trong lịch sử phát triển của mình chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ nhằm phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên hiện nay trong chính sách BHXH vẫn còn những bất cập trong việc quy định thời gian mức hưởng các chế độ BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH và gây ra tình trạng lạm dụng quỹ BHXH.

* Chế độ hưu trí

Tuổi nghỉ hưu trung bình trên thế giới là từ 60 đến 65 tuổi không phân biệt nam, nữ ngành nghề. Còn ở Việt Nam thì tuổi nghỉ hưu lại có xu hướng giảm xuống theo nghị định số 01/2003/ NĐ - CP thì người lao động nam đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ đủ 50 đến 55 tuổi.Việc giữ tuổi hưu thấp không những làm giảm nguồn thu BHXH về quỹ mà còn làm cho số chi lương hưu từ quỹ tăng lên rất nhanh làm ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH. Mặt khác tuổi thọ của người lao động có xu

hướng ngày càng tăng do điều kiện sống được cải thiện, do đó thời gian hưởng BHXH rất dài bình quân là 20 năm vì vậy mà phảo tiến tới nâng dần tuổi nghỉ hưu.

* Chế độ mất sức lao động.

Quy định hưởng tiếp chế độ mất sức lao động còn bất hợp lý không còn phù hợp với thực tế và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chẳng hạn theo quyết định số 60/ HĐBT thì những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hang tháng trước ngày ban hành quyết định số 176/ HĐBT ngày 9/10/1989 cảu Hội đồng Bộ trưởng có đủ năm năm công tác ở chiến trường B, C,k ở biên giới đảo xa, vùng có nhiều khó khăn giam khổ được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động trong khi đó những người hưởng trợ cấp sau ngày ban hành quyết định này có đủ các điều kiện như trên thì lại không được hưởng tiếp mặc dù những người này thường có công tác nhiều hơn.

* Chế độ ốm đau

Để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định hiện nay người lao động có tham gia BHXH không bị ràng buộc bởi điều kiện nào. Vì vậy đã nảy sinh tình trạng lập hồ sơ giả để hưởng trợ cấp ốm đau. Có thể quy định thời gian nghỉ ốm tối thiểu là bao nhiêu thì mới được hưởng trợ cấp. Mặt khác để ngăn chặn hành vi cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH khống của các y bác sĩ cần phải có các khung hình phạt đích đáng.

* Chế độ thai sản

Việc kế hoạch hoá gia đình hiện nay được tính là trợ cấp ốm đau, mức trợ cấp chỉ được hưởng bằng 75% tiên lương tham gia BHXH là chưa hợp lý. Vì xét về mức độ suy giảm sức khoẻ và cũng là góp phần thực hiện chính sách dân số , KHHGĐ thì nên để trợ cấp kế hoạch hoá gia đình bằng mức hưởng trợ cấp thai sản cho hợp lý, nghĩa là bằng 100% tiền lương tham gia BHXH.

+ Cần làm rõ mối quan hệ giữa TNLĐ và tai nạn giao thông và quy rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lập biên bản điều tra làm rõ TNLĐ.

+ Đối với những người bị tai nạn lao động với mức thương tật từ 81% trở lên chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 1,4 - 1,6 tháng tiền lương tối thiểu là quá ít, không đảm bảo cuộc sống bình thường cũng như mức độ bồi thường tổn thất cho họ, cần phải nâng mức trợ cấp hàng tháng lên đối với mức thương tật này.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình chi trả

3.2.2.1. Công tác quản lý đối tượng chi trả

Thực hiện đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý với danh sách chi trả hàng tháng để đảm bảo đối tượng có trong danh sách chi trả và hồ sơ quản lý đối tượng khớp nhau về họ tên, số sổ BHXH, mức tiền được hưởng. Kịp thời kiến nghị với cơ quan pháp luật để xử lý những hành vi gian lận trong việc hưởng các chế độ BHXH. Đối với hồ sơ duyệt mới cần phải thực hiện đúng quy trình lập,. kiểm tra và thẩm định hồ sơ theo ba cấp. Lập báo cáo tăng, giảm hàng tháng để có cơ sở in danh sách chi trả và cắt giảm đối tượng kịp thời.

3.2.2.2. Đảm bảo các điều kiện vật chất để thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH

Hiện nay, hệ thống BHXH Việt Nam tổ chức chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng chủ yếu bằng tiền mặt. Vì vậy để đảm bảo an toàn về tiền mặt trong chi trả cần phải trang bị cơ sở vật chất. Đầu tư nâng cấp sửa chữa, mở rộng trụ sở BHXH tỉnh, huyện đảm bảo có đủ điều kiện làm việc cho cán bộ công chức và đảm bảo an toàn về tài sản, tiền mặt và sổ sách, chứng từ báo cáo. Trang bị đầy đủ các tủ, hòm, giá để lưu giữ chứng từ thanh toán của quá trình chi trả, báo cáo quyết toán tài chính. Trang bị những dụng cụ đựng tiền như két, hòm sắt cho BHXH các tỉnh, huyện. Trang bị két sắt cho các điểm chi trả có số lượng đối tượng đông, số

tiền chi trả lớn hoặc những nơi có điều kiện cho trả không thuận lợi nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả. Thuê phương tiện vận chuyển chuyên dùng, thuê lực lượng áp tải tiền từ Ngân hàng đến các địa điểm chi trả.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác chi trả

BHXH các cấp phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các hoạt động của ngành trong đó có công tác chi trả chế độ BHXH. Công tác kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc, có khen thưởng, kỷ luật.

* Chi các chế độ dài hạn

Thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác chi trả BHXH qua đại lý chi trả nhằm nhận diện đối tượng hưởng trợ cấp, nắm chắc diễn biến đối tượng như di chuyển, tạm vắng, tạm trú, vi phạm pháp luật… từ đó cắt giảm kịp thời những đối tượng đã hết hạn hưởng hoặc chết, phát hiện một đối tượng hưởng nhiều loại trợ cấp, hưởng sai trợ cấp. Những nơi chi trả qua đại lý, khi đối tượng chết do đại diện chi trả báo cáo phải được kiểm tra qua gia đình đối tượng xem đại lý báo cắt giảm đối tượng có kịp thời không, tránh tình trạng lạm dụng quỹ BHXH. Thực hiện thanh toán ngay trong ngày đối với hình thức chi trả trực tiếp và không quá từ 3 đến 5 ngày đối với hình thức chi trả gián tiếp.

* Đối với chi các chế độ ngắn hạn

Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát chấm công để khắc phục triệt để hiện tượng giả ốm, giả đẻ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ. Đối chiếu chứng từ gốc đơn vị lập với hồ sơ lưu ở phòng khám bệnh để phát hiện chứng từ giả mạo. Phối hợp với cơ quan y tế cùng cấp kiểm tra cơ sở khám, chữa bệnh trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Kiểm tra việc chi trả ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK cho người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động bằng cách đối chiếu tên người lao động trên sổ lương của đơn vị với danh sách đối tượng hưởng trợ cấp BHXH đã được cơ quan BHXH xét duyệt trong một thời điểm xem có bị trùng không. Gặp gỡ trực tiếp với đối tượng hoặc kiểm tra chữ ký của họ trên chứng từ lưu tại đơn vị để xác nhận đơn vị để xác nhận đối tượng nhận đủ tiền trợ cấp.

Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, lao động, công đoàn, kiểm sát, toà án để thực hiện chức năng kiểm tra giám sát, xử lý việc chấp hành chính sách BHXH của các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

Để đáp ứng được nhiệm vụ của mình bên cạnh nhiều giải pháp quan trọng thì việc nâng cao năng lực quản lý bằng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp then chốt. Mặt khác hoạt động trong cơ chế thị trường, các đối tượng tham gia và hưởng BHXH đòi hỏi từ hệ thống BHXH phải cung cấp và đảm bảo những dịch vụ tốt nhất. Sự hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi phải thay đổi một phương thức quản lý từ hành chính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại. Để thực hiện có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống về tầm quan trọng của công nghệ thông tin. Chú trọng đào tạo con người có kiến thức về tin học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành có thích nghi với phương thức quản lý hiện đại này.

- Xây dựng hệ thống thông tin (cơ sở dữ liệu BHXH) theo chuẩn quốc gia, quốc tế để đảm bảo nguyên tắc đồng bộ có thể chia sẻ, khai thác, cập nhật, bảo trì. Chẳng hạn khi xét duyệt các chế độ BHXH, bộ phận xét duyệt các chế độ có thể khai thác thông tin về quá trình tham gia BHXH của người lao động.

- Hoàn thiện quy trình quản lý BHXH với những bước đi hợp lý tiến đến hiện đại, chuyên nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu cao việc mở rộng phạm vi, đôi tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. Cập nhật đối tượng tăng, giảm hàng tháng; điều chỉnh tăng giảm trợ cấp khi chế độ chính sách có thay đổi. Lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng cho từng loại đối tượng, từng nguồn kinh phí và theo từng xã, phường; quản lý, lưu trữ hồ sơ của các đối tượng đã hết hạn hưởng, chết, vi phạm pháp luật bị tù. Theo dõi tình hình cấp phát và quyết toán kinh phí .Tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo theo quy định.

- Chọn giải pháp phần mềm phần cứng, bảo mật thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý BHXH và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của công nghệ thông tin.

- Đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất về trụ sở, máy vi tính cho toàn hệ thống.

3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ

Mỗi cán bộ công chức trong ngành BHXH không chỉ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn là những người hiểu về chế độ chính sách xã hội, có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sự nghiệp BHXH cần phải có những giải pháp sau:

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng đào tạo lại các cán bộ hiện có nhất là cán bộ có trình độ từ trung cấp trở xuống.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về quản lý, chuyên môn cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ trong ngành.

- Nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức trong ngành.

- Trong hoạt động quản lý sự nghiệp BHXH ngoài chuyên môn về lĩnh vực quản lý BHXH nói chúng, phải có bằng chuyên môn về tài chính kế toán. Do đó phải có kế hoạch đào tạo chuyên môn ngành tài chính kế toán đối với số cán bộ công chức, viên chức chưa qua đào tạo. Tổ chức các lớp tập huấn hoặc cử đi học các lớp bồi dưỡng kế toán trưởng, các lớp quản lý kinh tế đối với các chức danh giám đốc BHXH huyện, tỉnh và trưởng phòng kế hoạch

- Tài chính, kế toán trưởng BHXH huyện.

- Thường xuyên mở lớp đào tạo đại lý chi trả để nâng cao nghiệp vụ chi trả nhằm phục vụ tốt công tác chi trả chế độ BHXH. Xây dựng tiên chuẩn tuyển chọn đại lý chi trả.

3.3.6. Cân đối quỹ BHXH ổn định và lâu dài

Đê đảm bảo nguyên tắc chi trả kịp thời thì việc đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH là điều quan trọng. Sau 15 năm hoạt động, số lượng đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH tăng với tốc độ khá lớn. Số tiền chi trả cho các đối tượng cũng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong số thu BHXH về quỹ. Với tỷ trọng thu chi như hiện nay sẽ dẫn tới tình trạng nguồn thu chỉ đủ chi hàng năm và dần dần sẽ mất cân đối trong những năm tới. Các chuyên gia tài chính cho rằng nếu cứ cân đối quỹ BHXH theo phương pháp thu của người đang làm việc trả cho người về hưu thì với tốc độ điều chỉnh tăng chi BHXH gắn liền với tiền lương như hiện nay nếu không có những thay đổi về chế độ thu chi hợp lý cũng như các giải pháp đầu tư,bảo toàn tăng trưởng quỹ có hiệu quả thì trong tương lai quỹ BHXH sẽ mất cân đối. Khi đó sẽ không còn tại một quỹ BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, NSNN lại tiếp tục bù lỗ và chi trả. Vì vậy ngoài những giải pháp quản lý công tác chi trả BHXH (sử dụng quỹ BHXH) còn phải tính các giải pháp bồi dưỡng nguồn thu cho quỹ BHXH.

3.2.7. Một số giải pháp khác

- Nâng cao chất lượng các báo cáo nhất là báo cáo của BHXH cấp huyện. Chấm dứt tình trạng tẩy xoá, sửa chữa trên các chứng từ đã được cơ quan BHXH xét duyệt làm căn cứ để chi trả chế độ BHXH. Xử lý nghiêm những đơn vị lập báo cáo còn nhiều sai sót, không đảm bảo thời gian nộp báo cáo.

- Tuyên truyền sâu rộng chính sách BHXH tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để người lao động và chủ sử dụng lao động thực hiện chính sách BHXH theo quy định của pháp luật. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú như phát tờ rơi, dựng Pano, áp phích hay tuyên truyền qua các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan phát thanh truyền hình của địa phương và Trung ương. Phát động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 2013 (Trang 42 - 50)