Thực trạng công tác chi trả chế độ BHX Hở BHXH tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 2013 (Trang 27 - 41)

Trong giai đoạn 2009 – 2013, số đối tượng hưởng BHXH được thể hiện như sau:

Bảng 1: Tổng hợp đối tượng hưởng BHXH bắt buộc từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị: Người

TT Năm Tổng số NSNN đảm bảoTrong đóQuỹ BHXH đảm bảo

1 2009 57371 34135 23236

2 2010 61792 35718 26074

3 2011 65924 36148 29776

4 2012 69510 37548 31962

5 2013 72875 38111 34764

(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên)

Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, tổng số người được hưởng trợ cấp BHXH đều tăng khá cao và tốc độ tăng thay đổi qua các năm. Nếu như năm 2009 tổng số đối tượng do cả 2 nguồn đảm bảo là 57371 người thì năm 2013, tổng số đối tượng này đã tăng lên 66875 người tương ứng với việc tăng lên 9504 đối tượng hưởng, và tăng 1,17 lần với tốc độ tăng bình quân là 3,9%. Điều này là tổng hợp sự tác động của 2 nhân tố chính:

Cụ thể, đối tượng được hưởng trợ cấp do NSNN đảm bảo từ 34135 người (năm 2009) đã tăng lên 38111 người (năm 2013) tăng 3976 người, tương đương tăng 1,12 lần với tốc độ tăng bình quân là 2,79%. Còn đối tượng hưởng trợ cấp do quỹ BHXH đảm bảo lại tăng nhanh, từ 23236 người (năm 2009) lên đến 34764 người (năm 2013), tăng 1,5 với tốc độ tăng bình quân là 11%.

Như vậy qua 05 năm từ 2009 – 2013 số đối tượng đã tăng lên đáng kể với số đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo tăng 1,5 lần dần thay thế ngân sách Nhà nước đảm bảo phản ánh đúng xu hướng hiện nay là xã hội hóa BHXH, mọi người tham gia BHXH càng đông thì quỹ BHXH càng tăng trưởng đáp ứng được các nhu cầu chi trả cho các đối tượng, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

Bảng 2: Tổng hợp chi trả các chế độ BHXH bắt buộc từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị: triệu đồng

TT Năm Tổng chi Trong đó

NSNN đảm bảo BHXH đảm bảo 1 2009 1147370 626417 520953 2 2010 1246132 670829 575303 3 2011 1444640 763794 680846 4 2012 1658372 860821 797551 5 2013 1888039 967382 920657 Tổng số - 7384553 3789243 3495310

(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên)

Bảng này cho thấy tổng chi tăng lên rất nhanh từ năm 2009 là 1147370 triệu đồng đến năm 2010 đã tăng lên 1925273 triệu đồng, tăng 777903 triệu đồng tương ứng với 1,68 lần với tốc độ tăng bình quân là 13,81%. Trong đó chi từ NSNN đảm bảo luôn cao hơn nguồn quỹ BHXH đảm bảo. Số chi từ nguồn NSNN và nguốn quỹ BHXH đều tăng lên qua các năm. Nhìn biểu đồ 2 ta thấy:

Số chi từ nguồn quỹ BHXH tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 số chi từ nguồn quỹ là 520953 triệu đồng bằng 83,16% số chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước. Năm 2010 tăng lên 575303 triệu đồng bằng 85,76%. Năm 2011 đạt 680846 triệu đồng và bằng 89,14%. Năm 2012 tăng đến 797551 triệu đồng bằng 92,65%, và năm 2013 vừa rồi số chi từ nguồn quỹ đã lên mức 920657 triệu đồng và bằng 95,17%. Như vậy chứng tỏ càng ngày quỹ BHXH càng đóng một vai trò quan trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ BHXH đúng quy định theo Pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngành BHXH. Quỹ BHXH hình thành, ngày càng tăng trưởng là tiền

đề quan trọng để cơ quan BHXH chi trả đâỳ đủ, kịp thời cho đối tượng, đảm bảo mục tiêu cân đối quỹ BHXH và giảm dần sự cấp phát của NSNN để chi BHXH, BHYT.

2.3.2.2. Thực trang công tác chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK

Từ tháng 7 năm 1995, BHXH Việt Nam tổ chức chi trả 2 chế độ ốm đau, thai sản theo phương thức thực nhanh, thực chi theo chứng từ thực tế phát sinh. Năm 2001, BHXH Việt Nam thực hiện tổ chức chi trả thêm chế độ DSPHSK. Trước đây cơ quan BHXH Thái Nguyên tổ chức chi trả chi ốm đau, thai sản trực tiếp, sau đó để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên đã uỷ quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ. Tổng số chi của 3 chế độ ngắn hạn này chiếm khoảng 8% tổng số chi các chế độ BHXH từ quỹ. như vậy nếu phân chia 15% để chi các chế độ dài hạn, 5% để chi các chế độ ngắn hạn thì phần chi cho 3 chế độ ngắn hạn luôn trong tình trạng bội chi.

Bảng 3: Bảng tổng hợp chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng chi Chi ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK

Ốm đau Thai sản Nghỉ DSPHSK

2009 41676 13336 19962 8378

2010 46024 15562 21979 8483

2011 53787 18480 26806 8501 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013 71811 24779 38099 8933

Tổng chi 275507 93681 138659 43167

(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên)

Nhìn chung xu hướng chi 3 chế độ ngắn hạn ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK qua các năm trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm từ chi 41676 triệu đồng năm 2009 tăng lên 71811 triệu đồng trong năm 2013, tăng 1,72 lần tương ứng với tăng bình quân 14,57%. Trong đó, chi thai sản là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi 3 chế độ ngắn hạn này, tổng mức chi thai sản là 138659 triệu đồng chiếm 50,33%, tiếp đến là tổng chi ốm đau là 93681 triệu đồng chiếm 34%, còn tổng chi nghỉ DSPHSK là 43167 triệu đồng chỉ chiếm 15,67%.

Số tiền chi trả tăng đều trên tất cả các quỹ thành phần trong giai đoạn 2009 – 2013 này, chi ốm đau từ 13336 triệu đồng tăng lên 24779 triệu đồng, tăng 1,86 lần, chi thai sản từ 19962 triệu đồng tăng lên 38099 triệu đồng, tăng 1,90 lần, chi nghỉ DSPHSK từ 8378 triệu đồng tăng lên 8933 triệu đồng, tăng 1,07 lần.

Nguyên nhân của việc gia tăng các khoản chi là:

- Số chi trợ cấp ốm đau tăng do các nguyên nhân khách quan như: chính sách tiền lương thay đổi theo chiều hướng tăng dẫn đến mức tính hưởng trợ cấp cùng tăng; đối tượng tham gia BHXH ngày càng mở rộng nên có nhiều người được tham gia BHXH và hưởng chế độ BHXH; do ngày càng xuất hiện những căn bệnh hiểm nghèo nên cần điều trị dài ngày.... nhưng số chi tăng cũng một phần do nguyên nhân lạm dụng quỹ BHXH.

- Số chi thai sản cũng tăng qua các năm do có nguyên nhân của sự thay đổi chính sách tiền lương và sự gia tăng của đối tượng tham gia BHXH. Tỷ lệ xảy ra sai sót ít hơn chế độ ốm đau vì người lao động không thể giả đẻ được và để xin được giấy chứng sinh hay bản sao giấy khai sinh giả khó hơn xin giấy chứng nhận nghỉ ốm giả.

- Số chi nghỉ DSPHSK qua các năm tăng phần chính là do còn tồn tại một số những tiêu cực trong công tác chi trả ốm đau, thai sản như: Chứng từ thẩm định chế độ ốm đau là các giấy nghỉ hưởng BHXH có xác nhận của các cơ sở y tế nhưng ý thức trách nhiệm của bác sỹ ký giấy xác nhận chưa cao dẫn đến tình trạng cấp giấy nghỉ ốm không đúng đối tượng . Công tác xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản nghỉ DSKHSK còn nhiều thiếu sót do chứng từ giải quyết chế độ chưa chặt chẽ.

2.3.2.2. Thực trạng công tác chi trả chế độ TNLĐ – BNN.

Bảng 4: Bảng tổng hợp chi TNLĐ – BNN giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng chi Chi TNLĐ – BNN TC hàng tháng TC 1 lần DSPHSK TC phục vụ Lệ phíchi 2009 1257,5 760 472 12 _ 13,5 2010 1459,2 895 533 16 _ 15,2 2011 1517,4 972 521 8 _ 16,4 2012 1729,1 1087 612 5 8 17,1 2013 1730,5 1125 582 6 _ 17,5 Tổng 7693,7 4839 2720 47 8 79,7

(Nguồn BHXH tỉnh Thái Nguyên)

Chi trả chế độ TNLĐ – BNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2013 tương đối lớn, từ 1257,5 triệu đồng năm 2009 tăng lên 1730,5 triệu đồng năm 2013, tăng 1,48 lần với tốc độ tăng bình quân là 10%.

Trong đó, chi trả trợ cấp hàng tháng tăng từ 760 triệu đồng (2009) lên 1125 triệu đồng (2013), gấp 1,48 lần. Chi trả trợ cấp 1 lần biến động không đều qua các năm, tăng từ 472 triệu đồng năm 2009 đến 2012 là 612 triệu đồng rồi lại giảm đột ngột xuống 582 triệu đồng. Do đây là chế độ phụ thuộc vào số lượng người thuộc điều kiện hưởng. Chi chế độ DSPHSK cũng có biến động thất thường nhưng chủ yếu là giảm, từ 12 triệu năm 2009 tăng lên 16 triệu năm 2010 rồi lại

giảm dần từ năm 2011 và cho đến năm 2013 là xuống còn 6 triệu đồng. Chi trả trợ cấp phục vụ ngoài năm 2012 chi 8 triệu đồng ra thì các năm khác không phải chi. lệ phí chi là 1 khoản không nhỏ được tính vào tổng chi và tăng dần theo các năm từ 13,5 triệu đồng năm 2009 lên 17,5 triệu đồng năm 2010, gấp 1,3 lần

Nguyên nhân của việc gia tăng khoản chi TNLĐ - BNN là: Sự ra đời của hàng loạt các công ty, nhà máy nên tuyển dụng nhiều công nhân vào làm việc. Người lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về an toàn lao động. Người lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp nên chưa có tác phong kỷ luật lao động. Người sử dụng lao động vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề an toàn lao động, môi trường và điều kiện lao động.

Điều kiện chi trả chế độ TNLĐ - BNN được quy định tương đối chặt chẽ và chi tiết do đó khó làm giả chứng từ để thanh toán chế độ này. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng cố tình lập hồ sơ sai sự thật để thanh toán chế độ này. Chẳng hạn: Điều lệ BHXH chỉ quy định người bi tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại được coi là TNLĐ. Quy định chỉ giới hạn về mặt không gian mà không quy định về mặt thời gian nên khó định lượng để làm căn cứ giải quyết.

2.3.2.3. Thực trạng công tác chi trả chế độ hưu trí, tử tuất.

Bảng 5: Bảng tổng hợp chi hưu trí, tử tuất giai đoạn 2009 – 2013

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng chi Chi trả Hưu trí, tử tuất

Lương hưu TCCB xã phường Mai táng phí Tử tuất Lệ phí chi 2009 472123,5 445510,6 1372 7789,8 15950,5 2562,2 2010 527119,8 496043,2 1579 10647,3 19362,4 2837,1 2011 622241,6 585418,6 1722 13204 23893,9 3283,4 2012 733612,9 691301,9 1937 16338,1 28610,9 3628,2 2013 847115,5 798407,9 2126 18924,4 33884,6 4098,5 Tổng số 3202213,5 3016682 8736 66903,6 121702,3 16409,4

Hưu trí và tử tuất là 2 chế độ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi BHXH. Từ năm 2009 – 2013 trên địa bàn tỉnh số chi đã tăng lên nhanh chóng từ 472123,5 triệu đồng (2009) lên 847115,5 triệu đồng (2013) tăng 374992 triệu đồng, tăng gấp 1,79 lần. Trong đó:

- Chi lương hưu chiếm đa số từ 445510,6 triệu đồng (2009) lên 798407,9 triệu đồng (2013), tăng 352897,3 triệu đồng, tăng gấp 1,79 lần

- Chi trợ cấp cán bộ xã phường từ 1372 (2009) lên 2126 triệu đồng (2013), tăng 754 triệu đồng, gấp 1,56 lần

- Chi mai táng phí từ 7789,8 triệu đồng (2009) lên 18924,4 triệu đồng (2013), tăng 11134,6 triệu đồng, tăng gấp 2,43 lần

- Chi trả chế độ tử tuất từ 15950,5 triệu đồng lên 33884,6 triệu đồng (2013), tăng 17934,1 triệu đồng, gấp 2,12 lần

- Lệ phí chi trả từ 2562,2 triệu đồng (2009) tăng lên 4098,5 triệu đồng, tăng 1536,3 triệu đồng, gấp 1,6 lần

Nguyên nhân của việc gia tăng khoản chi hưu trí, tử tuất là do: thứ nhất, tiền lương tối thiểu chung đã thay đổi qua các năm, từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng, Ngày 1.5.2010 tăng từ 650.000 lên 730.000 đ/tháng, tăng 80.000đ. Mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng, và 1/7/2013, mức lương tối thiểu chung đã tăng 100.000 đồng lên mức 1.150.000 đồng/tháng. Tiền lương tối thiểu tăng, đồng nghĩa với việc tính mức lương trung bình để hưởng lương hưu, mai táng phí cũng sẽ tăng lên, làm cho các khoản chi cũng tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, là do do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Tuổi thọ của người Việt Nam tăng gấp khoảng 1,5 lần mức gia tăng tuổi thọ trung bình trên thế giới, tuổi thọ càng cao thì người lao động khi hết tuổi lao động (trung bình nam: 60, nữ 55 tuổi) được hưởng lương hưu nhiều, quỹ phải chi tăng lên nhiểu hơn, nhất là khi đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng hưởng các chế độ ở địa bàn tỉnh lại tăng lên nhanh chóng, trong đó tốc độ tăng bình quân của đối tượng hưởng hưu trí, tử tuất tăng tăng 3,5% mỗi năm.

2.3.3. Đánh giá quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH

Trên 10 năm hoạt động, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã khai thác tốt nguồn thu BHXH, quản lý đầy đủ đối tượng hưởng chế độ BHXH trên cơ sở đó thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động được đầy đủ, kịp thời. Quỹ BHXH luôn đảm bảo cân đối và có kết dư qua các năm, giảm gánh nặng hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình quản lý thu, chi BHXH vẫn còn một số bất cập mà đặc biệt là trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH. Có thể đánh giá những kết quả và tồn tại trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH như sau:

2.3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Thái Nguyên

- Tại BHXH tỉnh Thái Nguyên đã ban hành được hệ thống các văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng khâu, từng quy trình thực hiện chi tiết các chế chi trả theo quy định của pháp luật, do đó đã tạo được các chuẩn mực cho việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý chi trả các chế đọ BHXH tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Hệ thống các chế độ BHXH được xây dựng khá đầy đủ, chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt các chế độ BHXH. BHXH tỉnh Thái Nguyên đã luôn chủ động triển khai kịp thời các chế độ, chính sách mới được Nhà nước ban hành tới người lao động và đơn vị sử dụng lao động.

- Những năm qua BHXH tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nên số người tham gia BHXH ngày một tăng. Năm sau cao hơn năm trước, tính đến nay kể từ khi tái lập tỉnh Thái nguyên năm 1997 số thu đã tăng từ 31 tỷ đồng cho số thu năm 1997 đến nay đã tăng lên con số thu cho năm 2013 là 1567 tỷ. Đối tượng tham gia được mở rộng tới mọi thành phần kinh tế đã giúp cho

việc từng bước thực hiện BHXH đến mọi người làm công ăn lương và người lao động. Đồng thời mọi người tham gia theo nguyên tắc có đóng, có hưởng tạo nên tạo được sự công bằng trong đóng góp và thực hiện chế độ chính sách BHXH.

- Thay đổi lại phương thức quản lý trong việc xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ, chứng từ ban đầu gửi cơ quan BHXH xem xét và ra quyết định theo quy trình đã đảm bảo việc giải quyết chính sách chế độ BHXH đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng mức được hưởng, tỷ lệ sai sót ngày càng giảm và đến nay gần như bằng không.

- Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ BHXH: Ban hành quy trình xét duyệt hồ sơ phù hợp với từng loại chế độ, công bố công khai rộng rãi về thủ tục hồ sơ, cơ quan xét duyệt và thời gian xét duyệt. Xây dựng mô hình giải quyết chế độ theo cơ chế "một cửa". Chẳng hạn trước đây người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH thì phải khai và ký vào nhiều loại giấy tờ và qua nhiều phòng chức năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn công đi lại. Thực hiện cơ chế "một cửa", hồ sơ của người lao động chỉ việc lập theo quy định và nộp tại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội bắt buộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 2013 (Trang 27 - 41)