Hiện trạng liều chiếu ngoài

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tại khu vực khai thác mỏ titan kỳ khang, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 55)

Từ kết quả tính toán và bản đồ phân vùng liều chiếu ngoài ta thấy suất liều chiếu ngoài bức xạ gamma trong vùng mỏ Kỳ Khang dao động trong khoảng 1,4 mSv/năm đến 11,04 mSv/năm, đạt giá trị trung bình là 2,17 mSv/năm và có giá trị phông nền là 1,93 mSv/năm (bảng 3.2). Liều chiếu ngoài bức xạ gamma phân bố không đồng đều trong diện tích vùng nghiên cứu (V= 50,40%).

Bảng 3.2. Các giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài

Tham số Thông số (Hn-mSv/năm)

Cmax 11,04 Cmin 1,40 Ctb 2,17 Cn 1,93 S 1,09 Ca1 = Cn+s 3,02 Ca2 = Cn+2s 4,11 Ca3 = Cn+3s 5,21 V(%) 50,40

Liều chiếu ngoài bức xạ gamma trong vùng nghiên cứu được phân thành các mức sau: + Hn < 1,4 - 1,93 mSv/năm + 1,93 mSv/năm ≤ Hn < 2,17mSv/năm + 2,17mSv/năm ≤ Hn < 2,93 mSv/năm + 2,93 mSv/năm ≤ Hn < 4,11 mSv/năm + 4,11 mSv/năm ≤ Hn < 6,93 mSv/năm + 6,93 mSv/năm ≤ Hn < 11,04 mSv/năm

- Miền có liều chiếu ngoài bức xạ gamma có giá trị nằm trong khoảng (6,93mSv/năm ≤ Hn < 11,04 mSv/năm) phân bố diện tích nhỏ được thể hiện bằng màu đỏ ở khu vực tuyển luyện và khai thác của thôn Trung Tân, Sơn Hải và Trung Tiến, các thành tạo sa khoáng ở đây là trầm tích có nguồn gốc sông biển tuổi Holocen hạ - trung và trầm tích biển gió tuổi Holocen thượng có liên quan tới chúng

52

là các đá granitamphibol dạng porphyr, granophyr thuộc phức hệ Bản Muồng. Giá trị liều chiếu sau khi trừ phông (Cn = 1,93 mSv/năm) so sánh với giới hạn cho phép đối với đối tượng C (theo tiêu chuẩn của Nga, IAEA và Việt Nam) thì vùng này đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 2,36 đến 3,76 lần theo (hình 3.3).

- Miền có liều chiếu ngoài bức xạ gamma có giá trị nằm trong khoảng (4,11 mSv/năm ≤ Hn < 6,93 mSv/năm) phân bố bao quanh vùng có liều chiếu (6,93mSv/năm ≤ Hn < 11,04 mSv/năm) được thể hiện bằng màu đỏ gạch. Liều chiếu bức xạ gamma cũng đã vượt giới hạn an toàn cho phép đối với đối tượng C từ 1,4 đến 2,36 lần (theo tiêu chuẩn của Nga, IAEA và Việt Nam) theo (hình 3.3). - Miền có liều chiếu ngoài bức xạ gamma có giá trị nằm trong khoảng (2,93 mSv/năm ≤ Hn < 4,11 mSv/năm) phân bố bao quanh vùng có liều chiếu (4,11 mSv/năm ≤ Hn < 6,93 mSv/năm) và một diện tích nhỏ ỏ khu vực thành tạo sa khoáng thôn Tiến Thành được thể hiện bằng màu vàng cam. Liều chiếu bức xạ gamma cũng đã vượt giới hạn an toàn cho phép đối với đối tượng C từ 1 đến 1,4 lần (theo tiêu chuẩn của Nga, IAEA và Việt Nam) theo (hình 3.3).

- Miền có liều chiếu ngoài bức xạ gamma có giá trị nằm trong khoảng (2,17 mSv/năm ≤ Hn < 2,93 mSv/năm) phân bố bao quanh liều chiếu (2,93 mSv/năm ≤ Hn < 4,11 mSv/năm) diện phân bố rộng quanh khu vực khai thác sa khoáng thể hiện bằng màu vàng. Miền có giá trị liều chiếu này chưa vượt giới hạn an toàn cho phép đối với đối tượng C (theo tiêu chuẩn của Nga, IAEA và Việt Nam) nhưng đang có nguy cơ ô nhiễm theo (hình 3.3).

- Miền có liều chiếu ngoài bức xạ gamma có giá trị nằm trong khoảng (1,4 mSv/năm ≤ Hn < 1,93 mSv/năm) phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu. Miền có giá trị liều chiếu này còn rất an toàn phóng xạ.

Nhìn chung, phần lớn diện tích của vùng có giá trị liều chiếu ngoài bức xạ gamma dao động chủ yếu trong khoảng Hn < 2,93 mSv/năm. So với tiêu chuẩn an toàn bức xạ do Nghị định của Chính phủ số 50/1998 NĐ - CN ban hành năm 1998 và với tiêu chuẩn đã ban hành của Liên Xô cũ thì còn an toàn về mặt phóng xạ. Tuy nhiên đáng chú ý, tại một số vị trí có giá trị liều chiếu ngoài đã vượt quá tiêu chuẩn

53

cho phép cần phải có biện pháp quản lý và xử lý. Các vị trí có liều chiếu ngoài cao này có liên quan đến các thân quặng sa khoáng Ti- Zr, quá trình tuyển Ti tại khu vực mỏ. Một phần trong quá trình khai thác quặng Ti chất thải bị rơi vãi hoặc chưa được xử lý hết đuôi quặng. Liều chiếu xạ đặc biệt cao là do các sản phẩm Zircon, Monazite có chứa nhiều các nguyên tố phóng xạ. Các loại tinh quặng này là đối tượng cần quan tâm đầu tiên trong việc bảo đảm an toàn phóng xạ cho công nhân làm việc, cũng như khi vận chuyển xuống cảng để xuất khẩu. Hoạt động tại xưởng tuyển tinh và tuyển thô với các vị trí có suất liều chiếu xạ cao, nhưng không ảnh hưởng đến môi trường dân cư sống xung quanh bên ngoài xưởng; tại các khu dân cư có suất liều chiếu ngoài nhỏ hơn nhiều so với liều giới hạn đối với nhóm C. Điều đáng quan tâm là sinh hoạt, làm việc của công nhân không diễn ra hoàn toàn trong khuôn viên khu vực tuyển thô và xưởng tuyển tinh, cho nên khi đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ chúng ta không xếp họ vào đối tượng nhóm C.

Tóm lại, môi trường phóng xạ tại một số vị trí có liều chiếu cao như xưởng tuyển thô, xưởng tuyển tinh quặng sa khoáng titan nếu nhân viên gián tiếp và dân cư tiếp xúc thường xuyên trong khoảng thời gian dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Như vậy, trong vùng đã có một vài vị trí không an toàn về phóng xạ và một vài vị trí có biểu hiện nguy cơ ô nhiễm phóng xạ.

54

Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng liều chiếu ngoài

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tại khu vực khai thác mỏ titan kỳ khang, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)